Đau bụng đi ngoài là triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp ở tất cả mọi người. Nếu người bệnh vẫn ăn những thực phẩm khó tiêu sẽ làm hệ tiêu hóa khó hấp thụ các chất dinh dưỡng và tình trạng đau bụng càng trở nên trầm trọng. Từ đó khiến cơ thể con người trở nên mệt mỏi, mất nước, mất chất điện giải, về lâu dài sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.

Đau bụng đi ngoài là triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp ở tất cả mọi người - Ảnh minh họa: Internet

1. Khi bị đau bụng tiêu chảy nên ăn gì?

Khi bị đau bụng đi ngoài, đường ruột và đại tràng của con người khá nhạy cảm với các loại đồ ăn thức uống. Bên cạnh đó, cơ thể cũng mất đi nhiều dưỡng chất quan trọng làm ảnh hưởng đến các hoạt động thể chất và trí lực.

Khi bị đau bụng nên ăn gì là vấn đề quan trọng mà người bệnh cần lưu ý để bổ sung các chất dinh dưỡng đã mất, cải thiện tình trạng bệnh và hồi phục sức khỏe nhanh chóng. Dưới đây là những thực phẩm dành cho người bị tiêu chảy:

Thực phẩm có nhiệt lượng cao

Các món ăn như cháo, khoai tây, khoai lang, bột ngũ cốc,... là những thực phẩm chứa nhiều tinh bột, có nhiệt lượng cao, rất tốt cho hoạt động của hệ tiêu hóa và giúp tình trạng đau bụng đi ngoài giảm đáng kể.

Thực phẩm giàu chất xơ

Các loại rau xanh, trái cây được khuyến khích đối với những người bị đau bụng tiêu chảy. Vì chúng có chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất giúp bù nước, điện giải và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể người bệnh.

Khi bị đau bụng đi ngoài, đường ruột và đại tràng của con người khá nhạy cảm với các loại đồ ăn thức uống - Ảnh minh họa: Internet

Tránh thức ăn nhiều dầu mỡ, nhiều đường

Khi bị đau bụng nên ăn gì cần lưu ý tránh các loại thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị cay nóng, các thức ăn dễ lên men, sinh hơi trong ruột như sữa, phô mai, thịt mỡ,... Các thực phẩm này không thích hợp cho hệ tiêu hóa đang hoạt động kém.

Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể

Bên cạnh đó, người bệnh cần bổ sung đầy đủ 2l nước mỗi ngày, nhất là nước lọc. Có thể uống các loại nước dừa, nước ép trái cây, nước muối, nước gạo pha muối,... Và sử dụng nước điện giải oresol để cung cấp chất điện giải cho cơ thể. Chú ý hạn chế các loại đồ uống đóng chai, nước ngọt có ga,...

2. Bà bầu bị đau bụng tiêu chảy nên ăn gì?

Nguyên nhân khiến bà bầu bị đau bụng tiêu chảy

Bị đau bụng tiêu chảy khi mang bầu là tình trạng thường gặp với nhiều nguyên nhân khác nhau.

Thay đổi đột ngột chế độ ăn uống: Nguyên nhân đầu tiên là khi biết mình đang mang thai, các mẹ có thể thay đổi đột ngột chế độ ăn uống nhằm cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho thai nhi. Điều này khiến mẹ bầu bị đau bụng đi ngoài do cơ thể chưa kịp thích nghi.

Cơ thể bà bầu không dung nạp lactose: Hầu hết các bà bầu đều có xu hướng tăng cường bổ sung lượng sữa và cơ thể bị thiếu hay mất men lactoza để hấp thụ đường lactose dẫn đến tình trạng đau bụng tiêu chảy. Tình trạng này sẽ thuyên giảm khi bà bầu cắt sữa trong vài ngày. Tuy nhiên, bà bầu nên sử dụng thêm các nguồn thực phẩm giàu canxi khác như phô mai, sữa chua,...

Cơ thể bà bầu nhạy cảm với một số thực phẩm: Khi mang thai, cơ thể bà bầu sẽ trở nên nhạy cảm hơn với một số thực phẩm gây ra chứng đau bụng tiêu chảy. Mặc dù đây vẫn là những loại mà bà bầu thường hay ăn trước đó.

Sự thay đổi hormone cơ thể: Đây cũng là lý do khiến các bà bầu bị tiêu chảy. Các hormone như estrogen, progesterone và Gonadotropin ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây ra các chứng buồn nôn, ói mửa và tiêu chảy.

Các nguyên nhân khác: Một số bệnh như Crohn, hội chứng ruột kích thích, viêm loét đại tràng và bệnh celiac,... cũng là nguyên nhân gây đau bụng đi ngoài.

Bị đau bụng tiêu chảy khi mang bầu là tình trạng thường gặp với nhiều nguyên nhân khác nhau - Ảnh minh họa: Internet

Bà bầu bị đau bụng đi ngoài nên ăn gì?

Bị đau bụng nên ăn gì, nhất là với bà bầu là điều vô cùng quan trọng. Mặc dù, lúc này cơ thể bà bầu sẽ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, nhưng hãy cố gắng đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ, hợp lý để bù lại các chất dinh dưỡng đã mất đi và hạn chế các thực phẩm kích thích đường ruột, có thể khiến cho chứng đau bụng thêm trầm trọng. Dưới đây là gợi ý các thực phẩm giúp giải tỏa nỗi băn khoăn bà bầu bị đau bụng nên ăn gì:

Thực phẩm nhiều năng lượng: Bà bầu có thể điều chỉnh chế độ ăn của mình với việc bổ sung các thực phẩm giàu tinh bột như ngũ cốc, bột yến mạch, khoai lang, khoai tây, cháo và các thức ăn giàu protein như cá, thịt gà,... Chúng sẽ giúp bà bầu mau chóng hồi phục sức khỏe, hỗ trợ hệ tiêu hóa.

Rau củ và trái cây tươi: Nhóm thực phẩm này sẽ có tác dụng bổ sung vitamin, khoáng chất và chất xơ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Các loại rau củ, trái cây tươi bà bầu có thể tham khảo như chuối, táo, cà rốt, các loại rau xanh,...

Bị đau bụng nên ăn gì, nhất là với bà bầu là điều vô cùng quan trọng - Ảnh minh họa: Internet

Sữa chua: Đây là một thực phẩm rất có ích cho hệ tiêu hóa mà bà bầu không nên bỏ qua. Trong sữa chua có chứa một lượng lớn các lợi khuẩn probiotic giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, kích thích tiêu hóa và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Mỗi ngày, bà bầu có thể ăn từ 1-2 hũ sữa chua để đẩy lùi sự khó chịu của chứng đau bụng khó chịu.

Uống nước: Đau bụng đi ngoài liên tục khiến cơ thể bị mất nước rất nguy hiểm. Vì vậy, bên cạnh gợi ý bị đau bụng nên ăn gì, bà bầu cần uống 2 lít nước mỗi ngày. Chủ yếu là nước lọc, hay oresol pha loãng để bù đắp chất điện giải cho cơ thể. Ngoài ra, bà bầu còn có thể uống các loại nước như trà gừng, mật ong pha nước ấm, nước ấm thêm một ít tinh dầu bạc hà,...

Bà bầu cần uống 2 lít nước mỗi ngày - Ảnh minh họa: Internet

3. Bé bị đau bụng tiêu chảy nên ăn gì?

Đối với trẻ nhỏ, nhất là những trẻ từ 6 đến 2 tuổi, tình trạng đau bụng tiêu chảy là khi bé liên tục đi ngoài phân lỏng trên 3 lần/ngày. Trẻ bị tiêu chảy thường dễ bị suy dinh dưỡng, mất nước và chất điện giải, thậm chí có thể tử vong. Trẻ bị đau bụng nên ăn gì để cải thiện tình trạng tiêu chảy, tránh suy dinh dưỡng, các mẹ cần lưu ý những vấn đề sau đây:

Đề phòng mất nước

Cho bé uống nhiều nước hơn bình thường với các loại oresol, nước đun sôi để nguội, nước cháo muối, nước gạo rang,... Nếu có dấu hiệu mất nước phải đưa bé đến trạm y tế để điều trị.

Lượng dung dịch oresol mỗi bé cần uống tại nhà sau mỗi lần đi ngoài:

- Trẻ dưới 2 tuổi: 50 - 100 ml.

- Trẻ từ 2 - 10 tuổi: 100 - 200 ml.

- Trẻ từ 10 tuổi trở lên và người lớn: uống theo nhu cầu.

Trẻ bị tiêu chảy thường dễ bị suy dinh dưỡng, mất nước và chất điện giải - Ảnh minh họa: Internet

Trẻ bị đau bụng đi ngoài nên cho ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng để đề phòng bé bị sút cân, suy dinh dưỡng. Những thực phẩm tốt cho bé bị tiêu chảy: bột gạo, khoai tây, thịt nạc gà, thịt nạc heo, sữa đậu tương, cà rốt, hồng xiêm, chuối, táo,...

Với những trẻ dưới 6 tháng tuổi đang bú mẹ, các mẹ vẫn tiếp tục cho bé bú và tăng số lần.

Với những trẻ trên 6 tháng tuổi, bên cạnh nguồn sữa mẹ thì bổ sung thêm các thức ăn giàu dinh dưỡng như thịt, trứng, cá,... Lưu ý thêm một ít dầu ăn để bổ sung năng lượng và cho bé ăn thành nhiều bữa, mỗi bữa từng ít một.

Cho bé ăn thành nhiều bữa, mỗi bữa từng ít một - Ảnh minh họa: Internet

Thức ăn cần được nấu chín mềm, loãng hơn bình thường, cho bé ăn ngay sau khi nấu để đảm bảo vệ sinh.

Bổ sung thêm các loại trái cây như chuối, cam, chanh, đu đủ,... để tăng khoáng chất kali.

Hạn chế cho bé ăn các thực phẩm quá nhiều chất xơ, các loại tinh bột nguyên hạt như ngô, đỗ,... và các loại đồ uống giải khát công nghiệp nhiều đường, có ga.