Bà bầu ăn khoai tây: Cần biết ăn đúng cách kẻo nguy hại đến sức khỏe thai nhi
Nội dung bài viết
Đặc điểm của củ khoai tây
Trước khi tìm hiểu về những thông tin bà bầu ăn khoai tây trong thai kỳ, ta cần hiểu rõ đặc điểm loại thực phẩm này.
Khoai tây là một cây lương thực phổ biến cả khắp thế giới, có giá trị dinh dưỡng cao, đa dạng về cách chế biến. Tên khoa học là Solanum tuberosum L, thuộc họ nhà Cà solanaceae.
Là loại cây sống lâu do củ và chồi mọc từ thân ngầm. Chiều cao đạt từ 30-80cm, lá kép xẻ lông chim, có lá chét nhỏ to khác nhau. Hoa màu tím hoặc trắng, mọc thành xim. Quả hình cầu, mọng, có màu tím nhạt hoặc xanh nhạt, trong quả chứa nhiều hạt nhỏ có hình thận.
Người ta tránh ăn những củ có mọc mầm bởi nó gây ra đau bụng và đi ngoài, tuy nhiên trong y học người ta lại chiết suất chất gây đau bụng đó để chữa bệnh.
Nguồn gốc
Khoai tây có nguồn gốc từ vùng Nam Mỹ nhiệt đới đầy nắng từ giữa những năm 8000 đến 5000 trước Công nguyên. Thậm chí tại nơi đây, bạn có thể tìm thấy những loại khoai tây mọc hoang dã khắp nơi.
Phân loại
Khoai tây là một thành viên của gia đình họ cà, như cà chua và cà tím. Củ khoai tây là chỗ phình ra của phần thân ngầm dưới lòng đất, phát triển và có chức năng cung cấp dưỡng chất cho phần lá ở bên trên.
Màu sắc
Khoai tây như chúng ta vẫn thường thấy có màu vàng nhạt, nhưng thật ra khoai tây còn có rất nhiều màu sắc khác cũng khá độc đáo như tím, xanh hay đen.
Thành phần dinh dưỡng
Ngoài hàm lượng nước cao (80%), khoai tây còn rất giàu carbohydrate và hàm lượng cao protein cũng như chất xơ. Cách chế biến có thể làm thay đổi đáng kể hàm lượng dinh dưỡng của khoai tây. Ví dụ khoai tây nấu chín chứa 7% tinh bột khoáng, khi làm nguội đi thì nó tăng lên 13%.
Khoai tây có thể chế biến thành nhiều món khác nhau như khoai tây luộc, khoai tây nghiền hay khoai tây chiên. Khoai tây có thể là thành phần chính trong các món canh soup, salad, ăn kèm với món ăn chính hoặc cũng có thể là món ăn vặt nhanh gọn.
Bà bầu ăn khoai tây tốt không?
Loại củ này có thể mang lại cho mẹ bầu vô vàn lợi ích nếu sử dụng đúng cách. Những lợi ích khi bà bầu ăn khoai tây bao gồm:
Giàu axit folic
Axit folic là một chất dinh dưỡng độc đáo và không thể xem nhẹ lợi ích của nó đối với phụ nữ mang thai. Nó giúp phát triển tối đa hệ thần kinh của trẻ và góp phần hình thành hệ vận động khỏe mạnh. Hơn thế nữa, giai đoạn đầu khi mang thai là lúc mẹ bầu cần bổ sung thực phẩm giàu axit folic để tránh bị sảy thai.
Phòng tránh thiếu máu
Trong những tháng đầu của thai kỳ, bà bầu ăn khoai tây sẽ là một cách hỗ trợ cơ thể chống lại bệnh thiếu máu, một bệnh lý hay gặp khi mang thai.
Hỗ trợ tiêu hóa
Không thể phủ nhận khoai tây là thực phẩm bổ dưỡng cho thai phụ, nhưng bạn cũng cần lưu ý chọn cách chế biến phù hợp. Khoai tây nghiền là món ăn rất có lợi cho thai kỳ, đặc biệt đối với những ai có vấn đề về tiêu hóa thì món ăn này giúp giảm dịch vị axit trong dạ dày.
Thanh lọc cơ thể
Khoai tây nghiền luôn là lựa chọn hoàn hảo vì nó giúp loại bỏ độc tố và cặn bã trong cơ thể.
Tăng cường sức khỏe hệ tim mạch
Khoai tây nướng cũng có những ảnh hưởng tích cực đến mẹ bầu nếu chế biến chín cả phần vỏ để ăn. Vỏ khoai tây chứa rất nhiều kali và magie vô cùng cần thiết cho một hệ tim mạch khỏe mạnh.
Giải quyết vấn đề mắt thâm quầng
Thai phụ thường hay gặp phải vấn đề về bọng mắt. Điều này khiến mẹ bầu trông kém sắc và rất khó để khắc phục. Những mối lo trên hoàn toàn có thể được giải quyết bằng cách đắp lát khoai tây lên vùng da thâm quầng, khiến mẹ bầu tự tin hơn hẳn.
Phương thức làm đẹp
Nước ép từ củ khoai tây cũng được xem là một phương thuốc tự nhiên này giúp mẹ bầu có một làn da trắng hồng, tươi trẻ, không tì vết. Ngoài ra, khoai tây còn chứa vitamin và chất chống oxy hóa có thể ngăn ngừa bệnh cảm cúm.
Bà bầu có nên ăn khoai tây không?
Trên lý thuyết, những lợi ích mà khoai tây mang lại sẽ rất tốt trong thai kỳ. Khoai tây được coi là thực phẩm có chất dinh dưỡng rất phong phú, giàu protein lại có thêm 18 loại axit amin cần thiết. Chất kết dính protein có trong protein của khoai tây còn giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch. Hàm lượng vitamin B có trong khoai tây cũng khá cao.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, bà bầu nên ăn ít khoai tây hoặc không ăn là tốt nhất. Bởi trong khoai tây lại chứa một độc tố gọi là solanine (còn gọi là chất kiềm sinh vật).
Phụ nữ mang thai nếu ăn nhiều khoai tây có chứa kiềm sinh vật khá cao, chất kiềm này sẽ tích lũy trong cơ thể và gây hiệu ứng dị tật thai nhi.
Ngoài ra, cấu trúc solanin trong khoai tây khá giống hormone steroid, một loại nội tiết tố estrogen và progesterone trong cơ thể. Nếu phụ nữ mang thai lúc nào cũng ăn khoai tây thì cơ thể sẽ hấp thụ một lượng lớn alkaloid, có thể gây ra bất thường cho thai nhi.
Một số chuyên gia cảnh bảo, nếu phụ nữ mang thai nhạy cảm với alkaloid thì chỉ cần ăn 44-250g khoai tây/ngày, liên tục trong nhiều ngày, các bất thường ở thai nhi có thể xảy ra. Cần nhớ rằng, alkaloid trong khoai tây không giảm qua các bước nấu nướng thông thường như hấp hay đun sôi.
Cũng theo đó, đối với bà bầu thì khoai tây chiên được cho là “thực phẩm cấm”. Khoai tây giàu tinh bột nên khi chế biến ở nhiệt độ cao (chiên, nướng) sẽ sinh ra acrylamide – một chất hóa học độc hại. Khi thai phụ hấp thu lượng lớn acrylamide có thể khiến đứa con sinh ra nhẹ cân hơn bình thường. Ngoài ra đầu của các trẻ này có chu vi nhỏ hơn, khiến bộ não chậm phát triển.
Trong khoai tây chiên còn chứa nhiều chất béo và muối, dễ gây béo phì và cao huyết áp cho mẹ và thai nhi. Thay vì ăn khoai tây chiên, các bà bầu được khuyên nên đổi khẩu vị bằng các món khoai tây hầm hoặc xào với thịt bò, thịt lợn. Còn những chị em nghiện khoai tây chiên thì hãy ăn một cách tiết chế sao cho không ảnh hưởng tới thai nhi.
Những lưu ý khi chế biến khoai tây
Không dùng chung với cà chua
Không nên xào nấu cà chua (nhất là cà chua xanh) với khoai tây, lý do là chúng sẽ hình thành những cục vón khó tiêu, có hại cho dạ dày.
Sau khi bà bầu ăn khoai tây thì không nên tráng miệng bằng chuối
Vì chúng sẽ tạo ra nhiều chất carbohydrate khiến người ăn có nguy cơ mắc bệnh béo phì.
Nên kết hợp với thịt bò
Chất xơ trong thịt bò ăn nhiều sẽ không có lợi cho niêm mạc dạ dày, nhưng khi xào thịt bò với khoai tây thì chất xơ của thịt bò sẽ tác dụng với axit folic trong khoai tây để hình thành nên chất dinh dưỡng khác tốt cho cơ thể.
Cách chọn khoai tây như thế nào cho tốt?
Đôi khi bà bầu ăn khoai tây dạng nghiền hay khoai tây nướng, đôi khi lại thích ăn khoai còn nguyên vỏ. Nhiều vấn đề tiêu cực về sức khỏe sẽ xuất hiện khi bạn ăn phải những củ khoai tây kém chất lượng nên cần chú ý cẩn thận khi mua. Những củ chất lượng là những củ cầm lên thấy chắc tay, có hình dạng đẹp mắt, không có đốm thâm đen. Bạn hãy bỏ qua những củ đã mọc mầm và bị cắt.
Nếu phát hiện những chấm xanh trên củ khoai thì hãy dừng ngay ý định mua chúng đi. Ngoài ra, khi mua về, bà bầu nên lấy khoai tây ra khỏi túi ni lông và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh hoặc đặt ở chỗ tối thông thoáng trong vòng hai tuần.
Mặc dù có nhiều thành phần dinh dưỡng nhưng bà bầu ăn khoai tây lại có thể gây hại nhiều hơn lợi ích mà nó mang lại. Vì vậy, bà bầu nên hạn chế tối đa hoặc khi chế biến phải chú ý để tránh các tác hại mà khoai tây mang lại trong thai kỳ.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.