Ăn gừng có nên gọt vỏ?
Vỏ gừng là một phần của củ gừng. Củ gừng vừa là thực phẩm vừa là vị thuốc với những công dụng tuyệt vời.
Tác dụng của gừng
Chất Gingerol trong gừng có thể kích thích dây thần kinh vị giác của lưỡi, tác dụng khai vị, bổ tỳ, tăng cảm giác thèm ăn. Ngoài ra, gừng còn giúp phòng ngừa cảm lạnh, giải độc, khử trùng.
Gừng là sản phẩm của sự kết hợp giữa âm và dương. Thịt gừng vị cay nồng, tính ấm, vỏ gừng lại tính mát. Dân gian có câu “Gừng giữ lại vỏ thì mát, gừng gọt vỏ thì nóng”.
Vì vậy, ăn gừng gọt vỏ hoặc không gọt vỏ còn tùy thuộc vào mục đích sử dụng của mỗi người.
Khi nào nên gọt vỏ gừng khi ăn?
Khi ăn các đồ có tính lạnh như cua, mướp đắng, giá đỗ, bạn nên gọt vỏ gừng. Lúc này, chỉ nên ăn thịt gừng để có thể trung hòa tính lạnh của đồ ăn.
Nếu muốn dùng gừng để tán phong hàn, giải cảm hoặc với những người tỳ vị hư nhược, nên gọt vỏ gừng khi ăn.
Khi nào không nên gọt vỏ gừng?
Nếu dùng gừng để nấu ăn hàng ngày thì bạn không nên gọt vỏ. Bạn chỉ cần rửa sạch gừng và sử dụng, để giữ lại trọn vẹn giá trị của củ gừng.
4 loại cá "ngậm" đầy thủy ngân, rẻ mấy cũng chớ dại mà mua về ăn kẻo hại sức khỏe
Cá là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, cung cấp nhiều protein, omega-3 và các khoáng chất quan trọng cho cơ thể. Tuy nhiên, một số loại cá lại chứa hàm lượng thủy ngân cao, có thể gây hại cho sức khỏe nếu tiêu thụ quá mức.
Loại cỏ dại lại là thuốc bổ gan, ở quê mọc đầy nhưng nhiều người không biết
Ở quê loại cỏ này rất dễ kiếm, nhưng hầu hết mọi người đều không được biết về giá trị bên trong của nó.
Quả roi vừa ngọt vừa thanh mát lại có 5 tác dụng "diệu kỳ" đối với sức khỏe
Quả roi vừa ngọt thanh mát, giòn tan và hương thơm đặc trưng, quả roi không chỉ là món ăn vặt ưa thích mà còn là nguồn cung cấp dồi dào các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể.
Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể nếu bạn ăn bơ ghee và đường thốt nốt sau bữa ăn?
Bạn có phải là người thích thưởng thức đồ ngọt ngay sau bữa ăn không? Vậy thì bạn cần dừng lại và đọc bài viết này.