Ăn gì bổ phổi? Đây là 4 thực phẩm màu trắng giúp bổ phổi, bệnh tật tránh xa
Phổi là cơ quan nằm bên trong lồng ngực, có chức năng chính là trao đổi khí của cơ thể và môi trường bên ngoài. Theo ước tính, 1 người trung bình sẽ hít thở khoảng 20000 lần/ngày, điều này cũng đồng nghĩa với việc phổi phải làm việc cả ngày lẫn đêm để hít vào thở ra, đảm bảo chu trình hoạt động của cơ thể sống.
Hiện nay, bệnh lý ở phổi vô cùng phổ biến, có thể diễn biến từ nhẹ đến nặng, khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong chẩn đoán, từ đó bỏ lỡ mất giai đoạn vàng để điều trị, làm ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.
Để đảm bảo phổi khỏe mạnh, tránh được các bệnh lý nguy hiểm thì cách tốt nhất chính là tập thể dục, không hút thuốc, hạn chế tối đa việc tiếp xúc với môi trường ô nhiễm và đồng thời xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý với các loại thực phẩm tốt cho phổi.
4 thực phẩm màu trắng giúp bổ phổi, bệnh tật tránh xa
Củ sen: Đây là0 một trong những món ngon mùa thu, không chỉ phù hợp với quan niệm giữ gìn sức khỏe trong y học cổ truyền Trung Quốc mà còn thỏa mãn vị giác. Tác dụng thanh nhiệt dưỡng âm, kiện tỳ, dưỡng dạ dày của loại củ này đặc biệt thích hợp cho việc bồi bổ phổi trong mùa thu hanh khô. Đồng thời, củ sen còn giàu vitamin C, giúp tăng cường khả năng miễn dịch, chống lại sự khó chịu do thời tiết thay đổi.
Quả lê: Đây là lựa chọn tốt để dưỡng ẩm cho phổi vào mùa thu. Nó có chức năng thanh nhiệt, làm ẩm phổi, làm giảm tình trạng khô da vào mùa thu. Ngoài ra, lê còn chứa nhiều chất dinh dưỡng như axit malic, carotene, vitamin B1, B2,C, những loại chất này có lợi cho sức khỏe tổng quát của cơ thể.
Củ mài: Còn gọi là Hoài sơn. Theo y học cổ truyền Trung Quốc, loại củ này tác dụng bổ thận, bổ phổi, mạnh tỳ vị, mạnh gân xương, chữa suy nhược cơ thể. Củ mài chứa saponin, chất nhầy, tác dụng bổ phổi, trị ho có đờm. Loại củ này cũng có tác dụng hạ đường huyết, chống kết tủa mỡ máu, cải thiện lưu lượng máu mạch vành.
Củ cải trắng: Còn được ưu ái gọi với cái tên như “nhân sâm trắng” hoặc “nhân sâm bình dân”, khả năng diệt khuẩn cao nhờ giàu isothiocyanates. Chất isothiocyanates tạo nên vị hơi cay của củ cải, nhưng lại có tác dụng kích hoạt bạch cầu và làm giảm sự sinh sôi, phát triển của vi khuẩn.
Những thực phẩm không tốt cho phổi
Bên cạnh những thực phẩm tốt cho phổi như đã nêu trên thì vẫn có một số thực phẩm không tốt cho phổi mà bạn cần lưu ý:
Thực phẩm chứa chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa: Chất béo không tốt này tăng mức cholesterol, gây chảy máu và thiếu oxy cho phổi. Thực phẩm như dầu chiên, thức ăn nhanh, bánh ngọt thường chứa nhiều chất béo này.
Thực phẩm có nhiều đường: Đường góp phần vào việc làm suy yếu hệ miễn dịch và gây mất cân bằng đường trong máu, ảnh hưởng tiêu cực đến hệ hô hấp. Các sản phẩm có đường cao bao gồm đồ ngọt, nước ngọt, bánh kẹo, và nhiều loại thực phẩm chế biến.
Thực phẩm chứa chất phụ gia và chất bảo quản: Các chất này thường gây kích ứng và viêm nhiễm đường hô hấp, đặc biệt đối với những người có mức độ nhạy cảm cao.
Thuốc lá: Nicotine và các chất gây hại trong thuốc lá gây viêm nhiễm, làm suy yếu phổi và góp phần vào nhiều vấn đề về hô hấp.
Tại sao uống hai ly cà phê mỗi ngày có thể giúp gan của bạn khỏe mạnh?
Uống cà phê thường xuyên (2-3 cốc/ngày) có tác dụng bảo vệ gan khỏi bệnh xơ gan, giảm xơ hóa, ngăn ngừa ung thư gan và tăng cường giải độc nhờ các hợp chất chống oxy hóa và chống viêm.
Uống nước chanh ấm khi bụng đói: Chuyện gì xảy ra với cơ thể?
Uống nước chanh ấm khi bụng đói vào buổi sáng rất tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng uống được.
Bị sưng nướu răng trong cùng hàm dưới phải làm sao?
Bị sưng nướu răng trong cùng hàm dưới khiến bạn đau nhức, khó chịu và gặp nhiều phiền toái. Vậy nguyên nhân do đâu và cách chữa trị như thế nào cho hiệu quả?
Tránh ăn 5 loại thực phẩm này trong các ngày lễ để kiểm soát cân nặng
Để có một mùa lễ hội lành mạnh hơn, một chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên tránh những thực phẩm như bánh quy, thịt xông khói... để bảo vệ sức khỏe và kiểm soát cân nặng.