Vitamin dinh dưỡng ở cá

Cá là một trong những loại thực phẩm bổ dưỡng, được chuyên gia khuyến khích hàng ngày. Theo Sức khỏe và đời sống, trong cá, nguồn protein tuyệt vời, rất quan trọng để duy trì cơ bắp, các cơ quan và mạch máu khỏe mạnh.Cá cũng rất giàu iốt, là một khoáng chất quan trọng mà cơ thể không thể tự sản xuất được. Iốt rất quan trọng đối với chức năng của tuyến giáp, nơi kiểm soát những thứ như cảm giác thèm ăn và hệ thống miễn dịch của cơ thể. Cá cũng là một nguồn cung cấp chất dinh dưỡng dồi dào như: Vitamin D, B12, E, canxi, omega-3, DHA, Phốt pho, Niacin.

Theo VnExpress, các lợi ích của cá với sức khỏe có thể kể ra như sau:

Những lợi ích khi ăn cá. Ảnh: Internet

Có lợi cho tim mạch

Cá là thực phẩm chứa nguồn chất béo tốt nhất, giàu axit béo omega-3, 6, 9 và chứa rất ít cholesterol xấu... Omega-3 thấm qua màng tế bào, góp phần quan trọng vào quá trình truyền tín hiệu giữa các tế bào để có trái tim khỏe mạnh.

Ăn cá giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch, giảm hiện tượng máu bị vón cục dẫn tới tắc nghẽn mạch máu, phòng tránh đột quỵ…

Tốt cho mắt, não bộ

Axit béo omega-3 còn có lợi trong việc cải thiện thị lực, cấu tạo tế bào võng mạc mắt. Bởi mắt và não tập trung nhiều omega-3 và cần nguồn chất béo này để duy trì sức khỏe và các chức năng khác của cơ thể. Vitamin A có trong cá giúp mắt sáng khỏe, phòng tránh các bệnh về mắt. Ngoài ra, lượng DHA dồi dào trong cá là một những dưỡng chất giúp não bộ phát triển, tăng khả năng học hỏi và ghi nhớ, đặc biệt trẻ nhỏ.

Ăn cá có lợi cho sức khỏe. Ảnh: Internet

Tăng khả năng miễn dịch

Cá không chỉ góp phần phong phú bữa ăn mà còn chứa nguồn đạm giúp cơ thể luôn duy trì thể trạng tốt, tăng cường hệ miễn dịch. Chất đạm có trong các loại cá tra, cá hồi, cá trích, cá thu... là nguyên liệu tạo ra kháng thể để cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn. Axit béo omega-3 giúp cân bằng tỷ lệ omega 6:3 và tạo ra phản ứng kháng viêm trong cơ thể.

Giúp xương chắc khỏe

Canxi - một trong những vi chất rất cần cho xương còn có nhiều trong cá. Để nhận được nhiều canxi hơn, bạn nên ăn cá ninh nhừ, cá nhỏ ăn luôn xương. Bên cạnh canxi, vitamin D có trong cá giúp canxi hấp thu vào xương tốt hơn, cho xương chắc khỏe.

3 loại cá đại bổ

Theo Khỏe và đẹp, những loại cá sau đây được ví như ‘sâm biển’, giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của bạn, đừng dại bỏ qua nhé!

Cá chép, cá chép bạc

Trong Đông y thì loài cá chép bạc có công dụng thanh nhiệt bổ khí, làm ấm bụng, dưỡng da, là thực phẩm thanh nhiệt, bồi bổ sức khỏe rất tốt. Đặc biệt, cá chép bạc có thể cung cấp lượng protein keo dồi dào tốt cho thể lực và sắc đẹp, là món ăn lý tưởng để chị em dưỡng da.

Đồng thời, nó cũng có tác dụng chữa da sần sùi, bong vảy, dễ rụng tóc, là món ngon mà chị em không thể bỏ qua.

Theo y học cổ truyền thì cá chép có chức năng bổ tỳ vị, khai vị, lợi tiểu, tiêu sưng, giảm ho và giảm hen suyễn, an thai và loại bỏ độc tố...Đặc biệt, cá chép có hàm lượng đạm của cá chép không chỉ cao mà còn có chất lượng tốt, tỷ lệ tiêu hóa và hấp thụ của cơ thể con người đạt 96%, cung cấp các axit amin thiết yếu, khoáng chất, vitamin A và vitamin D.

Các loại cá tốt cho sức khỏe. Ảnh: Internet

Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết cứ 100g thịt cá chép chứa 17,6g đạm và 4,1g chất béo, 50mg canxi, 204mg photpho và nhiều loại vitamin. Đồng thời, phần chất béo của cá chép hầu hết là axit béo không no, có tác dụng hạ cholesterol, ngăn ngừa xơ cứng động mạch và bệnh tim mạch vành.

Cá trắm cỏ

Loài cá trắm cỏ là loại cá rất phổ biến, trên bàn nhậu của mọi người ai cũng dễ dàng bắt gặp. Trong Đông y thì cá trắm cỏ tuy thông dụng nhưng có tác dụng làm ấm bụng, mát gan, xua gió, là món ăn bồi bổ sức khỏe thanh nhiệt trung ấm, bồi bổ cơ thể thiếu hụt, rất thích hợp để thêm vào chế độ ăn mùa thu.

Khi bạn ăn cá trắm cỏ có thể dùng nấu chung với đậu phụ ăn có tác dụng bổ tỳ vị, điều hòa dạ dày, bổ thủy, tiêu sưng, đặc biệt có tác dụng tăng trưởng cơ tim và xương trẻ em, dùng được cho bệnh nhân bị bệnh mạch vành, lipid máu cao, trẻ em thiểu sản, phù thũng, lao phổi, phụ nữ ít sữa sau sinh. Ngoài ra, cá trắm cỏ hấp với trứng hoặc kho tiêu có tác dụng bổ mắt, ích trí, thanh nhiệt cho người cao tuổi.

Cá hố

Trong y học cổ truyền loài cá hố là một loại cá biển có tác dụng làm ấm bụng, bổ sung sự thiếu hụt, dưỡng da, xua gió, diệt trùng, bồi bổ ngũ tạng. Đồng thời, loài cá hố còn có tác dụng bổ trợ điều trị tốt đối với bệnh viêm gan tiền biên và viêm gan mãn tính. Tuy nhiên, trong quá trình chế biến bạn cần lưu ý rằng bản thân đuôi cá đã tanh hơn nên khi nấu bạn nên áp dụng phương pháp om hoặc nấu chua ngọt để giảm bớt mùi.

Cá hố có lợi cho sức khỏe. Ảnh: Internet

Sách thuốc thủy, y học cổ đại và hiện đại phương Đông đều ghi lại rằng vảy của cá hố là nguyên liệu để sản xuất viên nén hạ sốt và thuốc chống khối u rất tốt.

Đồng thời, phần thịt cá hố còn có chứa nhiều loại axit béo không bão hòa, có thể làm giảm cholesterol đáng kể, thích hợp cho người bệnh mãn tính và suy nhược cơ thể, thiếu máu và mệt mỏi. Ngoài ra, cá hố cũng giúp tạo cảm giác ngon miệng, làm ấm dạ dày và tăng cường sinh lực cũng như dưỡng ẩm cho da và làm đẹp.  

Chế biến, ăn uống cá đúng cách

Theo Thanh Niên, các nhà nghiên cứu đã khảo sát ảnh hưởng của các phương pháp chế biến cá đến sức khỏe tim mạch. Các món ăn được yêu cầu nấu gồm: ăn sống, món cá nướng, các món nấu trong nước (như nấu canh, nấu cháo hoặc cá hấp), cá chiên, cá muối (như các loại mắm cá) hoặc phơi khô.

Kết quả đã phát hiện, cá nướng, các món cá nấu trong nước tốt cho tim mạch, trong khi cá chiên, cá muối hoặc cá khô thì không tốt. Kết quả cũng nhận thấy, ăn cá nhạt ít muối sẽ tốt hơn.

Không ăn ruột và mật cá: Cũng theo VnExpress, không nên ăn các bộ phận này bởi ruột cá là bộ phận bẩn nhất do dễ bị nhiễm các loại độc tố và vi sinh vật sống dưới nước hoặc ký sinh trùng như trứng sán, trứng giun và giun xoắn. Do đó, nếu ăn ruột cá phải rửa thật sạch bằng muối, nấu chín, tránh nguy cơ mắc bệnh ký sinh trùng.

Mật cá cung cấp các men, enzim song cũng chứa rất nhiều độc tố như tetrodotoxin, tác hại lên hệ thần kinh gây mệt mỏi, suy hô hấp, rối loạn hành vi. Ăn mật cá có thể bị trúng độc, sốc nhiễm khuẩn, chảy máu cấp thậm chí tử vong.

Người mắc bệnh gút, dị ứng nên tìm hiểu kỹ trước khi ăn cá để bảo vệ sức khỏe.

Người bị rối loạn, suy giảm chức năng gan, thận nghiêm trọng cũng nên hạn chế ăn do cá giàu protein. Khi tiêu thụ quá mức khiến bệnh trở nên trầm trọng.

Người lớn cần cẩn thận để tránh hóc xương khi cho trẻ ăn cá bằng cách chọn cá ít xương hoặc vứt bỏ hết xương trước khi cho trẻ ăn.