Ấm nước dùng vài tháng đã hỏng do thói quen 90% gia đình mắc phải
Không chú ý đến chất liệu của ấm đun nước
Khi mua ấm đun nước, nhiều người nghĩ rằng ấm đẹp, đun sôi là được chọn. Nhưng trên thực tế, chất liệu của ấm đun nước cũng rất quan trọng.
Ấm siêu tốc thường dùng 2 chất liệu chính là inox 304 và inox 201. Inox 304 là loại cao cấp nhất, không bị oxy hóa nên an toàn và bền hơn. Inox 201 về độ sáng và độ nguyên chất thì kém hơn inox 304 nên giá thành cũng rẻ hơn inox 304.
Vì vậy, khi mua ấm, bạn không chỉ quan tâm đến giá cả mà còn phải chú ý đến chất liệu của nó.
Cho quá nhiều nước khi đun
Để đun nhiều nước hơn cùng một lúc, nhiều người chọn cách đổ đầy nước nóng vào ấm trước khi đun nhưng có rất nhiều mối nguy hiểm tiềm ẩn khi làm như vậy.
Đổ đầy ấm, nước nóng sẽ tràn ra trong quá trình đun, chảy tới chân ấm có thể gây đoản mạch. Ngoài ra, người ở cạnh ấm đun nước có thể bị bỏng do nước sôi bắn ra ngoài.
Trên thực tế, khi mở ấm và nhìn vào thành bên trong của ấm, chúng ta sẽ thấy trên đó có đánh dấu mực nước tối đa. Tốt nhất mỗi lần thêm nước không nên vượt quá mức nước này.
Bật điện ấm đun trước rồi mới thêm nước
Nhiều người sử dụng ấm điện đun nước có thói quen bật ấm trước rồi mới cho nước vào ấm bằng muôi hoặc đồ đựng khác. Thói quen này không tốt và sẽ gây hư hỏng ấm đun nước.
Khi bật nguồn ấm đun nước mà không có nước sẽ ở trạng thái sôi rỗng tuy mỗi lần chỉ tồn tại vài hoặc hơn mười giây nhưng nếu để lâu sẽ gây hư hỏng và ảnh hưởng đến tuổi thọ của ấm. Thứ tự thêm nước đúng là trước tiên hãy đổ nước vào ấm, sau đó đặt lên đế rồi bật nguồn.
Đổ một lúc hết nước đã sôi trong ấm
Nước sau khi đun sôi thường dùng để pha trà hoặc đổ vào ấm, giữ lại để thưởng thức nước nóng bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, khi đổ nước, tốt nhất không nên đổ hết mà nên chừa lại một ít dưới đáy ấm. Vì ấm vừa đun sôi nước nên mâm nhiệt còn rất nóng, nếu chúng ta đổ hết nước bên trong ra ngoài thì mâm nhiệt sẽ bị cháy khô, nếu để lâu sẽ gây hư hỏng ấm điện.
Không vệ sinh sạch sẽ ấm đun nước
Sử dụng ấm đun nước nóng lâu ngày sẽ xuất hiện cặn màu vàng ở phía dưới nếu không loại bỏ cặn này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nước. Vì vậy cần vệ sinh thường xuyên.
Cách làm sạch cặn cũng rất đơn giản, chỉ cần đổ một bát nước nhỏ vào ấm, sau đó đổ thêm giấm trắng vào, bật ấm và đun sôi nước giấm. Giấm trắng có tác dụng làm mềm cặn. Hơn nữa, giấm trắng có tính axit và kiềm, có thể phân hủy cặn một cách hiệu quả.
Sau khi nước sôi, để yên trong mười phút, sau đó xả nước và lau bằng vải mềm. Lúc này, bạn sẽ thấy cặn trong ấm đã được loại bỏ hoàn toàn, hiệu quả rất rõ ràng. Nếu cặn trong ấm tương đối dày có thể đun sôi thêm vài lần nữa để loại bỏ ngay cả cặn cứng đầu nhất.
Bỏ qua chân đế ấm đun nước
Chân đế cũng là bộ phận quan trọng của ấm đun nước, có nhiệm vụ kết nối nguồn điện với ấm đun nước và cung cấp nguồn điện ổn định cho ấm đun nước. Tuy nhiên, nhiều bạn thường bỏ qua khi sử dụng ấm đun nước nóng.
Đáy ấm có nhiều vết nước, khi đun nước nhưng không lau sạch có thể gây chập điện, thậm chí gây đoản mạch. Vì vậy, mỗi khi đun nước cần chú ý kiểm tra xem đế đã khô chưa.
Điều gì sẽ xảy ra đối với sức khỏe nếu mỗi ngày ăn một quả ổi?
Ổi là loại trái cây phổ biến, có thể sử dụng trong thực đơn hàng ngày. Vậy điều gì sẽ...
Bánh mì: Món ăn ngon của mọi người nhưng có tác hại khó lường nếu ăn sai cách
Bánh mì ngon, bổ, rẻ là sự lựa chọn tuyệt vời của nhiều người cho bữa sáng bận rộn. Thế...
Học người Hàn làm thức uống hỗ trợ tiêu hóa cho mọi dịp chỉ với 2 nguyên liệu quen thuộc
Trà gừng quế là thức uống dễ làm, không chỉ tốt cho đường tiêu hóa mà còn giúp tăng sức...
Cách nấu cari dê Ấn Độ siêu ngon, càng ăn càng thèm
Cari dê Ấn Độ có mùi vị đậm đà kèm theo vị béo của nước cốt dừa, thêm chút cay...