AI phát triển mạnh, chúng ta có còn cần đến thầy cô dạy tiếng Anh?
Chia sẻ về nhận định này, tại tọa đàm Ứng dụng AI vào dạy học tiếng Anh ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay được tổ chức hôm 15/10 ở Hà Nội, PGS.TS Lê Văn Canh, nguyên giảng viên ĐH Ngoại ngữ (ĐH Quốc gia Hà Nội), cho rằng điều này vừa đúng vừa sai.
“Nếu chúng ta vẫn dạy học như lâu nay, chúng ta sẽ thất nghiệp. Thầy giáo không thể chỉ là người truyền thụ kiến thức nữa vì cái đó, AI làm được và không thầy nào nhiều kiến thức hơn AI. Thế thầy dạy cái gì?”, ông đặt vấn đề.
Giáo viên hơn AI ở điểm nào?
Nói rõ hơn về tác động của trí tuệ nhân tạo trong việc học tiếng Anh nói riêng và giáo dục nói chung, PGS.TS Lê Văn Canh khẳng định AI thực sự là cuộc cách mạng. Nó thay đổi toàn diện, triệt để, từ khái niệm dạy học, lớp học đến thầy cô, người học, tài liệu học tập…
Ông cho rằng lớp học không còn là nơi duy nhất để truyền thụ, lĩnh hội kiến thức. Thậm chí, chỉ với điện thoại di động, người học có thể học rất nhiều thứ.
Như trong việc học tiếng Anh, ông đánh giá người máy ở các ứng dụng còn phát âm tốt hơn giáo viên. Các app cũng có thể cá nhân hóa theo người học để đưa ra lộ trình phù hợp.
“Nhưng cái người máy thiếu là xúc cảm. Vấn đề thứ hai là người máy chưa hiểu được sự tinh tế trong sáng tạo ngôn ngữ”, TS Canh nói.
Từ đó, ông đặt vấn đề vai trò của giáo viên phải thay đổi. Thầy cô cần xác định AI làm được gì, không làm được và bản thân mình làm được gì.
Ông đánh giá AI tạo ra nhiều cơ hội tốt cho người học nhưng vấn đề quan trọng vẫn là cần nắm bắt cơ hội, sử dụng công nghệ sao cho hiệu quả.
Do đó, giáo viên mới cần thiết để tạo động lực và hướng dẫn người học phương pháp học đúng đắn, phù hợp, biết phân tích thông tin vì không phải mọi điều người máy đưa ra đều đúng.
Ông cũng cảnh báo không nên lạm dụng công nghệ vì lúc đó, đầu óc ít hoạt động, dẫn đến thui chột tính sáng tạo, tư duy phê phán, tư duy logic và sự hiểu biết văn hóa.
Theo TS Lê Văn Canh, thiếu những thứ này, chúng ta không thể phát triển và hội nhập được.
Ông cho rằng không nên coi AI là công cụ. Thay vào đó, nó là một chủ thể mà chúng ta sống đồng hành với nó. Trong tương lai không xa, trí tuệ nhân tạo sẽ là thành viên trong cộng đồng. Bài toán đặt ra là thầy giáo thật cộng tác như thế nào với thầy giáo người máy.
“Trong giáo dục, không ai có thể thay thế thầy cô nhưng thầy cô phải thay đổi chính mình vì vai trò của giáo viên đã khác”, PGS.TS Lê Văn Canh nhấn mạnh.
Cùng quan điểm, ông Nguyễn Tiến Nam, Chủ tịch Tập đoàn SunUni Global, kiêm CEO của SunUni Academy, đánh giá cao vai trò của con người trong việc dạy học tiếng Anh giữa thời kỳ AI bùng nổ.
Ông cho biết hiện nay, trí tuệ nhân tạo được ứng dụng nhiều trong việc vận hành trung tâm cũng như đào tạo người học. Tuy nhiên, nó không thể thay thế con người - yếu tố quan trọng nhất.
Do đó, 4 bộ phận nhất thiết cần đến con người là bộ phận hỗ trợ nhằm theo sát quá trình học của học viên, giáo viên hỗ trợ kèm cặp thêm ngoài giờ, giảng viên và chuyên viên tư vấn.
“Tôi cũng không muốn thay thế 4 bộ phận này bằng công nghệ vì chúng ta cần có sự tương tác để học viên yêu thích, đam mê học tiếng Anh”, ông Nam nói.
Tác hại khôn lường khi học sinh đeo cặp sách nặng
Tình trạng gù lưng và cong vẹo cột sống ở tuổi dậy thì bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong...
Bác sĩ Viện Dinh dưỡng Quốc gia chia sẻ 4 điều cha mẹ cần nhớ để trẻ tăng sức đề...
Con khỏe mạnh, bớt ốm vặt thì cha mẹ sẽ nhàn hơn trong quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ....
Đầu bếp ăn dặm chỉ cách tạo hứng thú cho trẻ trong chặng đường ăn dặm, giúp mẹ nhàn tênh
Cho con ăn dặm thế nào để nuôi con không còn là 'cuộc chiến' là điều mà nhiều cha mẹ...
Cách ru bé ngủ ngon, đặt xuống giường không bị tỉnh giấc theo nghiên cứu Nhật Bản
Một nghiên cứu của Nhật Bản đã tìm ra cách ru trẻ ngủ hiệu quả nhất giúp các cha mẹ...