7 chỉ số sức khỏe mà phụ nữ buộc phải biết kẻo sức khỏe suống dốc không phanh
Chỉ số cholesterol
Chỉ số cholesterol bao gồm hai phần: Cholesterol "tốt" (HDL) và Cholesterol "xấu" (LDL). Khi hai giá trị được cộng lại không vượt quá 200 nó được đánh giá là trạng thái bình thường.
Nói chung, HDL phải từ 60 trở lên và LDL phải từ 100 trở xuống. Nếu nó nằm trong phạm vi sai số của con số này, nguy cơ mắc các bệnh tim khác nhau sẽ giảm xuống. Cũng giống như huyết áp, bạn nên kiểm tra huyết áp định kỳ hàng năm. Tuy nhiên, nếu bạn có vấn đề về tim, tốt hơn hết là bạn nên kiểm tra nó thường xuyên hơn.
Chỉ số hormone tuyến giáp
Cứ 10 người thì có 1 người gặp vấn đề về tuyến giáp ít nhất một lần trong đời. Nó đặc biệt phổ biến ở phụ nữ. Khi tuyến giáp nhận được tín hiệu đỏ sẽ xuất hiện tình trạng không có sinh khí, sụt cân, táo bón và các triệu chứng đau mãn tính.
Chỉ số hormone tuyến giáp là phương pháp đáng tin cậy nhất để kiểm tra tình trạng sức khỏe của tuyến giáp. Nếu chỉ số hormone nằm trong khoảng 0.4~0.5mU/L thì tuyến giáp đang trong trạng thái khỏe mạnh. Tuy không cần phải kiểm tra hàng năm, nhưng nếu đột nhiên xuất hiện cơn đau, mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa và giảm cân không biết lý do thì nhất định phải kiểm tra.
Chỉ số đường huyết
Xét nghiệm đường huyết là đo lượng đường trong máu. Chỉ số đường huyết bình thường là 70-110 mg/dL và nếu vượt quá mức này một chút, có thể nghi ngờ đó là tiền đái tháo đường. Vì lượng đường trong máu có thể được kiểm soát bằng chế độ ăn uống và tập thể dục hợp lý, những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường nên kiểm tra hàng năm và điều chỉnh lối sống.
Chỉ số mật độ xương
Có thể xác định chứng loãng xương và khả năng gãy xương bằng cách đo mật độ xương. Nếu chỉ số mật độ xương (BMD) của bạn từ 1 đến -1, bạn thuộc nhóm bình thường. Phụ nữ trên 65 tuổi nên đo BMD hàng năm và phụ nữ trẻ hơn nên đo mật độ xương định kì khi bị gãy xương hoặc gia đình có tiền sử bị loãng xương.
Số đó vòng eo
Vòng eo là thước đo độ béo phì chính xác hơn chỉ số khối cơ thể (BMI). Nếu bạn có vòng eo từ 90cm trở lên, bạn có nhiều khả năng mắc bệnh tim, tiểu đường và rối loạn chuyển hóa có liên quan đến béo phì. Bạn nên đo vòng eo của mình ít nhất hai lần một năm và kiểm soát nó để tránh bị béo phì.
Chỉ số xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu là một chỉ số có thể thu được thông tin về các tế bào hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và hemoglobin. Qua đó có thể kiểm tra được có mắc các bệnh như thiếu máu, bệnh truyền nhiễm và bệnh u máu hay không. Các chuyên gia khuyên bạn nên đi xét nghiệm máu mỗi năm một lần.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....