Căng thẳng có phải là định mệnh của nhân viên văn phòng không? Theo kết quả của một cuộc khảo sát căng thẳng do trung tâm nghiên cứu doanh nghiệp bệnh viện Gangbuk Samsung thực hiện trên đối tượng là 195.666 nhân viên văn phòng trong một năm, cho thấy 61,7% trong số đó bị căng thẳng trong công việc.

Nguyên nhân của căng thẳng trong công việc là do các mối quan hệ giữa các cá nhân (16,6%), các vấn đề kinh tế (5,6%), cuộc sống hàng ngày lặp đi lặp lại (4%) và các vấn đề sức khỏe như bệnh tật (2,1%). Đặc biệt, căng thẳng công việc ở nam giới cao hơn so với nữ giới đặc biệt nam giới ở độ tuổi 40,  7/10 người (68,1%) phàn nàn về gánh nặng trong gia đình.

Tiếp theo là nam giới ở độ tuổi 40, 67,5% nam giới ở độ tuổi 30, 59,9% nam giới ở độ tuổi 20, 58,6% nữ giới ở độ tuổi 20 và 56,9% nam giới trên 50 tuổi. Vì vậy, làm thế nào để giải tỏa căng thẳng một cách tốt nhất? Thông thường, mọi người sẽ chọn xem TV, chơi trò chơi điện tử, chợp mắt và mát-xa.
Tuy nhiên, Winston Moore chuyên gia trị liệu tại Massage Envy, thương hiệu nhượng quyền massage lớn nhất tại Hoa Kỳ nhấn mạnh: "Massage là một cách tốt cho sức khỏe hơn bất kỳ phương pháp giải tỏa căng thẳng khác. Nó có hiệu quả kích hoạt hệ thống miễn dịch, giảm huyết áp và thải độc cơ thể". Dựa trên lời khuyên của Moore, tạp chí y khoa "Medical News Today" của Anh đã giới thiệu 6 phương pháp massage giảm căng thẳng cho từng bộ phận trên cơ thể có thể dễ dàng thực hiện tại nơi làm việc.

1. Huyệt giữa ngón cái và ngón trỏ

Khi bị đau đầu do căng thẳng hãy ấn vào phần thịt tạo thành hình tam giác giữa ngón cái và ngón trỏ. Bóp vùng này bằng ngón cái và ngón trỏ của bàn tay đối diện và ấn trong 10 đến 20 giây cho đến khi cơn đau đầu thuyên giảm. Làm tương tự với bên còn lại.

2. Phía sau gáy

Kích thích phần gáy là một cách khác để giảm đau đầu. Tập trung vào xương cổ, nhấn cả hai bên dưới ngay sau đầu bằng ngón cái và ngón trỏ và đếm đến 10.

3. Vành tai

Kích thích vành tai có thể làm dịu cơn đau đầu và có tác dụng tìm lại sự ổn định trong cơ thể. Nắm chặt vành tai bằng cả ngón tay cái và ngón trỏ như thể bóp chặt, sau đó kéo xuống càng mạnh càng tốt mà không bị đau. Nếu bạn thực hiện trong 20 giây và thở chậm thông qua mũi, hiệu quả tốt hơn đem lại sự bình yên cho tâm hồn.

4. Phần cổ và vai

Việc ngồi và đánh máy trước máy tính trong thời gian dài sẽ tạo ra mỏi ở cổ và vai. Nâng cao vai hết mức có thể và cuộn tròn đến tai giữ trong 5 giây, hạ thấp vai hết mức có thể giữ trong 5 giây và lặp lại. Tốt cho việc giảm căng cơ ở vai.

5. Cổ

Dang hai tay ngang bằng vai, nghiêng đầu của bạn sang trái và phải càng xa càng tốt, sau đó đếm đến 10 mỗi cái. Tốt để giảm căng thẳng ở cổ.

6. Mát xa chân với bóng gôn

Tại văn phòng, đặt một quả bóng gôn dưới chân và lăn đều. Tất cả các loại dây thần kinh đều tập trung ở bàn chân nên sau khoảng 5 phút, sự căng thẳng được giải tỏa và cơ thể được ổn định.