1. Phương pháp 20/80

Nếu đi theo phương pháp này, bạn sẽ thực hiện những việc sau:

  • Trả hết nợ và các khoản vay ngân hàng
  • Đầu tư vào một công việc kinh doanh hoặc tiết kiệm khoảng 20% tiền lương hàng tháng của bạn. Đây là số tiền mà bạn không được chi tiêu
  • Tiêu 80% tiền lương còn lại theo tùy ý bạn thích

Lưu ý rằng bạn nên tiết kiệm trước, sau đó mới chi tiêu phần còn lại sau. Nếu 20% là một con số quá lớn với bạn, hãy thử bắt đầu với 10% hoặc ít nhất là 5%. Việc này sẽ giúp hình thành một thói quen cho bạn và giúp bạn tạo ra một quỹ tiết kiệm ban đầu.

  1. Phương pháp 60/10/10/10/10

Phương pháp này hoạt động theo cách như sau:

  • 60% cho các chi phí chính
  • 10% cho thời gian sau khi nghỉ hưu
  • 10% để mua những thứ sử dụng dài hạn
  • 10% cho các chi phí bất ngờ
  • 10% để giải trí

Các chi phí chính của bạn bao gồm thực phẩm, điện nước, đi lại và quần áo. Một chiếc xe hơi, một ngôi nhà sang trang, hoặc trả hết nợ, tất cả đều thuộc về những khoản mua dài hạn. Những chi phí bất ngờ sẽ là những việc như sửa xe, đi khám bác sĩ hoặc mua một vài món quà đắt tiền cho ai đó.

Nếu bạn có một khoản nợ lớn, lời khuyên là bạn nên bắt đầu tiết kiệm 10% cho thời gian sau khi nghỉ hưu vào thời điểm khi bạn đã trả hết nợ.

  1. Phương pháp 10%

Trong phương pháp này, bạn chỉ cần phải tiết kiệm 10% từ tổng số tiền thu nhập của mình. Một khoản tiền nhỏ như vậy sẽ không ảnh hưởng nhiều đến ngân sách hay chất lượng cuộc sống của bạn.

Tốt hơn hết là bạn nên gửi số tiền này vào ngân hàng để không nảy sinh cảm giác muốn tiêu hết nó ngay. Nếu 10% là con số bạn có thể dễ dàng tiết kiệm được, thì hãy thử với 15% hoặc thậm chí tăng lên 20%.

  1. Phương pháp "một nửa"

Phương pháp này đưa ra một gợi ý rằng bạn nên chia tất cả số tiền của mình thành 2 phần: phần thứ nhất dành cho nhu cầu hàng ngày, phần thứ hai là để gửi đến ngân hàng. Khi tiền mặt trong túi của bạn không còn, hãy đến ngân hàng và rút ra một nửa số tiền trong đó để sử dụng. Lặp lại quá trình lần nữa nếu cần thiết.

Nó là phương pháp rất tốt dành cho những ai không thể kiểm soát chi phí hàng ngày của họ.

  1. Phương pháp "4 phong bì"

  • Trước hết, bạn tính tổng thu nhập trong tháng sắp tới của mình
  • Sau đó, bạn lấy ra số tiền dành cho những khoản mua sắm dài hạn hoặc bạn tiết kiệm 10-20%.
  • Tiếp theo, bạn lấy ra số tiền dành cho các chi phí thường ngày (tiền thuê nhà, trường học, bãi đậu xe, v.v.).
  • Phần tổng còn lại bạn chia thành 4 phần. Như thế, bạn có được 4 phong bì, một cái dành cho mỗi tuần. Số tiền này sẽ được chi cho bất cứ những gì bạn thích (ăn uống, giải trí, đi lại), miễn là bạn đừng quên về ngân sách mà mình có.
  1. Phương pháp “bà ngoại”

Ý tưởng ở đây rất đơn giản:

  • Đối với mỗi hạng mục chi tiêu quan trọng, bạn dành cho nó một phong bì riêng. Bạn viết tên của nó ra kèm theo tổng số tiền cần thiết. Những danh mục này còn tùy thuộc vào tính cách và lối sống của mỗi người. Nó có thể bao gồm những thứ như: thực phẩm, quần áo, thuốc men, xe hơi, giải trí, v.v.
  • Tất cả thu nhập đều được chia thành nhiều phần, tùy theo số loại và được cho vào phong bì. Khi cần tiền, bạn sẽ lấy từ phong bì có tên danh mục liên quan. Nếu tiền trong phong bì “giải trí” của bạn đã hết, tốt hơn là bạn nên tránh những hoạt động giải trí phải trả tiền cho đến khi nguồn thu nhập mới lại có để bù vào phong bì. Nếu bạn hết tiền trong một loại phong bì quan trọng, chẳng hạn như phong bì “thực phẩm”, bạn nên lấy tiền ra để sử dụng từ một phong bì ít quan trọng hơn và điều chỉnh số tiền cần thiết cho nó trong tương lai để bỏ vào phong bì này.
  • Số tiền còn lại bạn có thể chi tiêu hoặc tiết kiệm. Nó phụ thuộc vào mục tiêu và số tiền còn lại của bạn.

 

Bạn cảm thấy phương pháp nào phù hợp với mình nhất?