Bản báo cáo về khí hậu của Liên Hợp Quốc tuần này đã đưa ra một bức tranh đáng lo ngại. Nếu nhân loại không hành động ngay bây giờ để ngăn chặn phát tán khí thải nhà kính, Trái đất có thể nóng lên tới 3 độ C.
Lãnh đạo Liên Hợp Quốc cảnh báo: “Ở nhiệt độ đó, các thành phố lớn sẽ chìm trong nước, các đợt nắng nóng kéo dài chưa từng có sẽ tăng lên, các cơn bão kinh hoàng sẽ xảy ra thường xuyên hơn và hàng triệu loài động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng”.
Việc bắt đầu thay đổi này có vẻ khó khăn. Cách đây chục năm, việc chuyển sang sử dụng năng lượng hoàn toàn trung hòa với cacbon tiêu hao rất nhiều chi phí. Nhưng ngày nay, năng lượng gió rẻ hơn 72% và năng lượng mặt trời rẻ hơn 90% so với năm 2009, điều này đã giúp cho việc ngăn chặn sự nóng lên toàn cầu trở nên khả thi dưới góc nhìn của các chuyên gia.
Inger Anderson, giám đốc điều hành của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc cho biết: “Chúng tôi có đủ kiến thức và công nghệ để hiện thực hoá việc này.
Daniel Swain, một nhà khoa học khí hậu tại Đại học California, Los Angeles, cho biết việc khắc phục biến đổi khí hậu không còn là một vấn đề về công nghệ hay khoa học nữa, mà nó là một vấn đề chính trị.
“Chúng tôi có thể giải quyết vấn đề này, chỉ là chúng tôi chọn không làm điều đó” - anh nói, so sánh tình huống này với việc một đoàn tàu đang lao nhanh xuống ngọn đồi cùng những khúc cua nguy hiểm trước mắt. “Người kỹ sư có hệ thống phanh chức năng hoàn hảo và hoạt động tốt - anh ta chỉ chọn không áp dụng chúng”.
Phần thứ ba từ báo cáo Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu của Liên hợp quốc đã được công bố trong tuần này, báo cáo giải thích chi tiết tại sao thời điểm hiện tại là lúc để thực hiện các biện pháp giảm thiểu nhanh chóng, và cần thiết để giảm thiểu nhiên liệu hóa thạch cũng như tiến hành xây dựng hợp lí hơn. Những điều này là cần thiết để tránh hiện tượng nóng lên toàn cầu không bền vững. Báo cáo tập trung vào các giải pháp đã được thực hiện để hành động vì khí hậu, và nhu cầu cấp bách là phải đẩy nhanh việc thực hiện các giải pháp này để đạt được các mục tiêu.
Chình phủ các nước đã đồng ý trong thỏa thuận về khí hậu Paris năm 2015 để giữ cho sự nóng lên toàn cầu ở mức dưới 2 độ C (3,6 độ F) trước năm 2030 và lý tưởng hơn là không quá 1,5 độ C (2,7 độ F).
Dữ liệu từ Liên hợp quốc: Các mục tiêu phát thải hiện tại không đủ để tránh 'thảm họa toàn cầu'
Theo Jake Schmidt - Giám đốc chiến lược cấp cao về khí hậu quốc tế trong chương trình quốc tế tại Hội đồng Quốc phòng Tài nguyên thiên nhiên: “Các công cụ chúng ta cần để đạt được mục tiêu này đã có, nhưng chúng ta phải mở rộng việc ứng ụng chúng trên quy mô lớn hơn, để đáp ứng tính cấp bách của những thảm hoạ khí hậu mà chúng ta đang phải đối mặt”.
Schmidt nói: “Báo cáo đã chỉ ra khá rõ ràng; chúng tôi có tất cả các giải pháp mà chúng tôi cần”. "Khi bạn nhìn vào những gì chúng tôi cần để đạt được mục tiêu 1,5 độ C đó, đó không phải là những giải pháp mà chúng tôi chưa bao giờ biết đến."
Các phương án giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch bằng các giải pháp thay thế có tính tái tạo đã cho thấy hiệu quả trong việc làm chậm tốc độ tăng phát tán khí thải nhà kính toàn cầu hàng năm.
Tính khả thi về mặt kinh tế của những giải pháp thay thế này cũng ngày càng rõ ràng hơn. Theo báo cáo, giá của năng lượng mặt trời, năng lượng gió và pin lithium-ion đều đã giảm trong thập kỷ qua khi việc sử dụng chúng tiếp tục tăng.
Theo một báo cáo được công bố vào tháng trước, hiện tại năng lượng mặt trời và năng lượng gió đã đạt kỷ lục sản lượng điện của Hoa Kỳ (13%), đạt mức tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất từ trước đến nay vào năm ngoái.
Theo Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế liên chính phủ, các mảng năng lượng mặt trời ở quy mô tiện ích hiện rẻ hơn so với các lựa chọn nhiên liệu hóa thạch cạnh tranh nhất, và đang khiến loại nhiên liệu truyền thống này bị cắt giảm đáng kể.
“Các cải tiến về hiệu quả hoá năng lượng, chẳng hạn như cải tiến các tòa nhà dân cư và thương mại với vật liệu cách nhiệt tốt hơn và ưu tiên sử dụng năng lượng hiệu quả trong các dự án xây dựng sắp tới, điều này có thể giảm thiểu "phần lớn" việc sử dụng năng lượng thô” – Schmidt cho biết.
Ông nói thêm: “Chúng là những giải pháp đã được biết đến ngay từ đầu. Năng lượng mặt trời, năng lượng gió, những tòa nhà thông minh, xe điện, những thành phố chỉ có thể đi bộ ... Đây là tất cả những thứ mà chúng tôi đã triển khai trên quy mô lớn trong vài thập kỷ qua, và chúng đang ngày càng rẻ hơn cũng như dễ thực hiện hơn."
Đối với các loại khí nhà kính khác, báo cáo cũng chỉ ra rằng, việc giảm phát thải khí mêtan được xem như một cách tiếp cận để đáp ứng các mục tiêu của hiệp định khí hậu. Phần đầu tiên của báo cáo cho biết giảm khí mê-tan là một trong những cách nhanh nhất để làm chậm sự tăng nhiệt độ toàn cầu. Tuy nhiên, vào hôm thứ Năm vừa qua, các nhà khoa học đã thông báo rằng mức khí mê-tan trong bầu khí quyển của Trái đất đã tăng lên mức cao kỷ lục trong năm thứ hai liên tiếp.
Với các giải pháp đã được phổ biến rộng rãi, chìa khóa để giảm thiểu là tốc độ và tăng cường cảm giác cấp bách xung quanh việc giải quyết các khủng hoảng.
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres cho biết: “Điều cản trở hiện tại không phải là giải pháp, mà là áp lực chính trị từ những người có khả năng phải chịu lỗ trong thời gian ngắn khi sự thay đổi xảy ra”.
Ông Guterres nói thêm: “Họ đang bóp nghẹt hành tinh của chúng ta, dựa trên những lợi ích được đảm bảo và các khoản đầu tư lịch sử của họ vào nhiên liệu hóa thạch. Trong khi các giải pháp tái tạo thì rẻ hơn, hộ trợ việc “cứu nguy” chi Trái Đất, an ninh năng lượng và ổn định giá cả tốt hơn”.
Andrea Dutton - nhà cổ sinh vật học tại Đại học Wisconsin-Madison cho biết: “Điểm tích cực của câu chuyện là chúng ta có thể làm được điều này. Chúng tôi biết phải làm gì - chúng tôi chỉ cần quyết định có làm hay không."
Theo Usatoday