5 loại gia vị bệnh nhân tiểu đường nên đưa vào chế độ ăn uống thường xuyên
Theo The Times of India, bệnh tiểu đường là một căn bệnh mãn tính phát triển khi cơ thể không thể sử dụng insulin do tuyến tụy sản xuất hoặc không tạo ra đủ insulin. Trong khi thuốc, tập thể dục và thay đổi lối sống giúp kiểm soát bệnh tiểu đường thì chế độ ăn uống cân bằng lành mạnh đóng vai trò chính trong việc ổn định và duy trì lượng đường trong máu.
Ngoài việc lựa chọn những thực phẩm lành mạnh thì các loại gia vị như nghệ, gừng, tỏi, quế,... có thể giúp điều chỉnh lượng trong máu.
Vai trò của gia vị trong việc điều trị và quản lý bệnh tiểu đường đã được chứng minh rõ ràng. Các polyphenol có trong gia vị giúp chuyển hóa glucose theo những cách như giúp hấp thu glucose trong ruột, điều hòa bài tiết insulin, kích thích tuyến tụy sản xuất và giải phóng insulin, kích hoạt thụ thể insulin và điều hòa sản xuất glucose ở gan. Nếu bệnh tiểu đường loại 2 được kích hoạt bởi stress oxy hóa, thì hoạt động chống oxy hóa của gia vị sẽ có tác dụng tương tự như tác dụng hạ đường huyết và giúp kiểm soát lượng glucose.
Dưới đây là một số loại gia vị có thể giúp điều chỉnh lượng glucose ở bệnh nhân tiểu đường.
Gừng
Gừng đã được chứng minh trong một số nghiên cứu là hữu ích cho bệnh nhân tiểu đường loại 2. Nghiên cứu ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 cho thấy gừng có thể làm giảm lượng đường trong máu lúc đói và cải thiện đáng kể HbA1c (chỉ số đường huyết dùng để đánh giá tình trạng của bệnh nhân tiểu đường và các vấn đề liên quan).
Gingerol (một hợp chất hoạt tính sinh học) được tìm thấy trong thân rễ của gừng có nhiều tác dụng sinh lý và dược lý. Gừng giúp kiểm soát quá trình chuyển hóa lipid, tăng cường đặc tính chống viêm và điều chỉnh sự giải phóng và phản ứng insulin. Bạn có thể thêm gừng không chỉ vào trà mà còn trong súp, rau, nước sốt và cà ri.
Tỏi
Tỏi đóng vai trò tích cực trong việc điều hòa lượng đường trong máu, cholesterol toàn phần và lipoprotein. Allicin (một hợp chất hoạt tính sinh học) được tìm thấy trong tỏi, ảnh hưởng đến việc tiết tế bào beta tuyến tụy và giúp giải phóng insulin. Tỏi có thể được thêm vào trong các món cà ri, dals, súp và parathas.
Quế
Theo Meghana Pasi, nhà tư vấn dinh dưỡng chương trình MyThali, ArogyaWorld, quế mang lại hương vị ngọt ngào cho thực phẩm mà không cần thêm đường và do đó trở thành chất thay thế đường tốt trong các món ngọt. Các nghiên cứu cũng đã báo cáo hiệu quả của nó trong việc giảm lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Đinh hương
Đinh hương có tác dụng sát trùng, chống viêm, giảm đau và có lợi cho sức khỏe tiêu hóa cho bệnh nhân tiểu đường. Chúng cũng giúp kiểm soát lượng đường trong máu và được biết là có tác dụng thúc đẩy sản xuất insulin.
Nghệ
Bằng cách tăng cường độ nhạy insulin, giảm lượng đường trong máu và giảm viêm liên quan đến bệnh tiểu đường, nghệ giúp ích cho những người mắc bệnh tiểu đường. Curcumin, thành phần hoạt động trong đó, cải thiện chức năng tuyến tụy và giúp kiểm soát quá trình chuyển hóa glucose. Nghệ là một chất bổ sung hữu ích trong điều trị bệnh tiểu đường vì nó cũng làm giảm nguy cơ liên quan đến bệnh tiểu đường bằng cách bảo vệ các cơ quan quan trọng khỏi stress oxy hóa.
Mặc dù gia vị có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu ở bệnh nhân tiểu đường, tuy nhiên, chúng ta cũng cần lưu ý rằng bất cứ thứ gì dùng quá mức đều có thể gây hại. Do đó, hãy chú ý đến lượng gia vị bạn tiêu thụ hàng ngày.
5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày
Rau hẹ là loại rau gia vị quen thuộc với nhiều người, không chỉ ngon miệng mà rau hẹ còn...
Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại...
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể, nhưng khi ăn bạn nên có sự chọn...
6 lợi ích tuyệt vời khi ăn cà chua mà bạn cần biết!
Nghiên cứu cho thấy rằng có một danh sách dài các lợi ích của việc ăn cà chua - từ...
Rau ngót được mệnh danh là “thần dược xanh” với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng 3 nhóm...
Rau ngót, một loại rau quen thuộc trong bữa cơm gia đình Việt, được biết đến với nhiều lợi ích...