5 lầm tưởng phổ biến về dinh dưỡng
Hiểu sai về dinh dưỡng có thể dẫn đến chế độ ăn thiếu hụt dưỡng chất, từ đó làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như suy giảm miễn dịch hay các vấn đề tiêu hóa.
Sinh tố và nước ép trái cây đều tốt cho sức khỏe
Theo TS.BS Trần Bá Thoại, Ủy viên Ban chấp hành Hội Nội tiết Việt Nam, nước ép và sinh tố được làm từ trái cây tươi hay các loại rau không chứa tinh bột là nguồn cung cấp tuyệt vời vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa, giúp tăng cường sức khỏe.
Tuy nhiên, nhiều loại nước ép và sinh tố đóng gói sẵn tại các cửa hàng thường chứa lượng lớn đường, siro ngô giàu fructose (HFCS) và calo. Nếu tiêu thụ quá mức, chúng có thể góp phần gây tăng cân, béo phì và dẫn đến nhiều hệ lụy sức khỏe khác.
Chất béo luôn gây hại cho sức khỏe
Chất béo, một trong bốn nhóm dinh dưỡng thiết yếu, đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe. Thiếu chất béo, đặc biệt là các loại chất béo không bão hòa như omega-3, omega-6 và omega-9, có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch, ảnh hưởng não bộ...
Trong số các loại chất béo, chỉ có chất béo chuyển hóa (trans-fat), một sản phẩm công nghiệp, được chứng minh là gây hại cho cơ thể. Tuy nhiên, việc tiêu thụ chất béo ở mức cực đoan, dù quá ít hay quá nhiều, đều gây hại cho sức khỏe.
Ăn thịt đỏ gây ung thư
Nguyên nhân gây ung thư rất phức tạp và khó xác định một cách tuyệt đối. Một số loại thực phẩm, trong đó có thịt đỏ được cho là có liên quan đến sự phát triển ung thư.
Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng một số hợp chất như polyaromatic hydrocarbons (PAHs), điển hình là acrylamide và acrolein, hình thành trong thịt hun khói hoặc thịt nấu ở nhiệt độ cao, có khả năng gây đột biến gen, mở đầu cho quá trình hình thành ung thư.
Tuy nhiên, nếu sử dụng thịt đỏ ở mức độ vừa phải, kết hợp với lối sống lành mạnh như tập thể dục thường xuyên, không hút thuốc và uống rượu... thì nguy cơ ung thư liên quan đến thịt đỏ có thể được kiểm soát và không đáng lo ngại.
Ăn nhiều đậu nành sẽ bị "nữ hóa"
Đậu nành chứa hàm lượng cao Isoflavones, một hợp chất có cấu trúc hóa học tương tự hormone estrogen ở nữ giới. Điều này đã dẫn đến nhiều suy đoán thiếu căn cứ rằng ăn đậu nành có thể ảnh hưởng đến nội tiết tố nam và gây hiện tượng
"nữ hóa".
Tuy nhiên, các nghiên cứu đã khẳng định rằng việc tiêu thụ đậu nành không gây ra tác động nữ tính hóa ở nam giới. Thực tế, đậu nành là thực phẩm bổ dưỡng và phù hợp cho cả nam và nữ. Các nghiên cứu trên nam giới từ 18–35 tuổi cho thấy Isoflavones không ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng ở các khía cạnh như lượng xuất tinh, hình thái, mật độ, số lượng, hay khả năng di động của tinh trùng.
Ăn trứng làm tăng cholesterol
Việc ăn trứng, đặc biệt là lòng đỏ giàu cholesterol, thường khiến nhiều người lo ngại về nguy cơ tăng cholesterol trong máu. Tuy nhiên, nghiên cứu đã chỉ ra rằng ở phần lớn người khỏe mạnh, cholesterol trong thực phẩm không ảnh hưởng đáng kể đến mức cholesterol trong máu.
Cơ thể chúng ta có cơ chế tự điều chỉnh: khi tiêu thụ nhiều cholesterol từ thực phẩm, gan sẽ sản xuất ít cholesterol hơn. Do đó, ăn trứng ở mức vừa phải thường không làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Thậm chí, trứng còn là nguồn protein chất lượng cao, giàu vitamin và khoáng chất, rất tốt cho sức khỏe.
Tăng tuổi thọ với 8 chế độ ăn kiêng hạn chế calo
Bạn muốn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn thì hãy thực hiện chế độ ăn kiêng hạn chế calo...
15 loại trái cây giàu protein nhất
Trái bơ, ổi, Kiwi, mơ, mâm xôi… là những loại trái cây giàu protein nhất mà bạn có thể bổ...
Điều gì xảy ra với cơ thể bạn khi bạn ăn da cá hồi?
Da cá hồi là một thực phẩm bổ dưỡng, ngon và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng...
Công thức làm chạo tôm bọc mía thơm ngon, đậm vị
Với hương vị đậm đà và hình thức bắt mắt, món chạo tôm phù hợp cho cả bữa cơm gia...