1. Thường xuyên ăn chay

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nutrition & Diabetes cho thấy chế độ ăn ít chất béo có lợi trong việc điều trị bệnh thần kinh ngoại biên do tiểu đường liên quan đến bệnh tiểu đường loại 2. Bạn có thể giảm lượng chất béo bằng cách chỉ chọn những loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật giúp ổn định lượng đường trong máu. 

Chế độ ăn chay không chỉ có tác dụng ngăn ngừa bệnh tiểu đường mà còn giúp giảm cân và tăng cường sức khỏe tổng thể. Những người áp dụng chế độ ăn này trong 20 tuần đã giảm được 14 pound (khoảng 6,4 kg), giảm huyết áp và cải thiện mức cholesterol. 

2. Hạn chế tối đa thịt gia súc

Bước đầu tiên là bạn nên hạn chế nhiều nhất có thể các sản phẩm chăn nuôi như thịt gia cầm và các sản phẩm làm từ sữa khỏi tủ lạnh trước khi bạn chuyển sang chế độ ăn chay. Sữa, pho mát và sốt mayonnaise cũng nên hạn chế sử dụng. Hạn chế các sản phẩm chăn nuôi này có thể loại bỏ cholesterol trong khẩu phần và giảm lượng chất béo cản trở quá trình chuyển hóa glucose.

3. Hạn chế thức ăn nhiều chất béo không tốt cho sức khỏe

Tránh ăn tất cả các loại bánh ngọt, nước sốt trộn salad và đồ chiên rán. Tốt hơn là bạn nên ăn thực phẩm có chứa chất béo lành mạnh cùng với chất xơ, vitamin và khoáng chất như bơ, quả hạch với khẩu phần vừa phải.

4. Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ

Hãy lấp đầy tủ lạnh của bạn với các loại thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu. Thực phẩm giàu chất xơ khiến bạn có cảm giác no mà không làm đầy bụng. Ngoài ra, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thực phẩm giàu chất xơ cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa, cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe và giúp kéo dài tuổi thọ. 

5. Ưu tiên thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp

Điều quan trọng là phải theo dõi chỉ số đường huyết của bạn thường xuyên. Bạn nên tránh thực phẩm có chỉ số đường huyết cao chẳng hạn như đường hoặc khoai tây, bánh mì trắng và hầu hết các loại ngũ cốc tinh chếThực phẩm có chỉ số đường huyết thấp bao gồm rau, gạo lứt, yến mạch, một số loại hạt như quinoa và quả mọng, khoai lang, lúa mạch, đậu Hà Lan, đậu lăng và hầu hết các loại rau xanh.

Theo Kormedi.com