4 loại thực phẩm không nên ăn cùng đậu đũa, tránh rước họa vào thân
Đậu đũa là thực phẩm rất giàu protein, vitamin C, vitamin K, vitamin A, cellulose, kali, magiê và sắt. Loại thực phẩm này chứa nhiều chất xơ, giúp thúc đẩy hoạt động của hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón.
Ngoài ra, đậu đũa còn chứa vitamin C, chống oxy hóa mạnh giúp tăng cường miễn dịch, làm chậm quá trình lão hóa.
Những thực phẩm không nên kết hợp cùng đậu đũa cần chú ý dưới đây:
Giấm
Khi ăn chung đậu đũa và giấm với nhau dễ dẫn đến chướng bụng, tiêu chảy. Ngoài ra, đậu chứa nhiều vitamin C và carotene, axit axetic trong giấm sẽ phá hủy cấu trúc của vitamin, làm giảm giá trị dinh dưỡng. Cơ thể không thể hấp thụ carotene và vitamin, dẫn đến mất cân bằng chất dinh dưỡng.
Sữa
Trong đậu đũa chứa một chất gọi là saponin, chất này khi kết hợp với protein trong sữa sẽ tạo ra kết tủa, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thu.
Ngoài ra, trong đậu đũa còn có protease kiềm, có thể phá hủy protein trong sữa khiến sữa khó tiêu hóa, từ đó gây ra các triệu chứng khó chịu cho hệ tiêu hóa.
Khoai tây
Axit oxalic trong đậu kết hợp với tinh bột trong khoai tây tạo thành canxi oxalat. Canxi oxalat không dễ được cơ thể hấp thụ, dễ tạo thành sỏi, gây gánh nặng cho thận, dùng lâu dài dễ gây sỏi thận.
Trái cây có tính hàn
Do đậu đũa là thực phẩm có tính bình, các loại trái cây có tính hàn như dưa hấu, măng cụt kết hợp cùng đậu đũa dễ gây khó chịu ở bụng, đầy hơi, khó tiêu, đau bụng.
Cách nhận biết thực phẩm của bạn đã cũ hay chưa
Một số dấu hiệu thực phẩm hư hỏng khá rõ ràng, nhưng một số khác cần phải xem xét và dưới đây là 6 cách nhận biết thực phẩm đã cũ hay chưa.
6 cách ăn uống đang phá hủy 'phong độ' của sinh lý nam giới
Một chế độ ăn kém lành mạnh sẽ ảnh hưởng tới sinh lý nam giới.
Điều gì xảy ra với cơ thể khi bạn ăn bơ thường xuyên?
Quả bơ được biết đến là một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời. Dưới đây là những lợi ích sức khỏe đáng chú ý của việc ăn một quả bơ mỗi ngày.
Bạn có biết ăn nấm đúng cách có thể mang lại những lợi ích gì?
Món ăn từ nhiều loại nấm không chỉ ngon miệng mà còn mang lại chất dinh dưỡng phong phú. Ăn nấm thường xuyên giúp tăng cường sức khỏe, nhưng ăn bao nhiêu là đủ?