Cùng xem 4 loại củ quả không nên ăn vỏ đó là gì nhé:

Khoai lang

Khoai lang là loại củ quá đỗi quen thuộc với người dân nước ta. Loại củ thân quen này chứa nhiều dưỡng chất và nhất là tinh bột vì thế nhiều người còn ăn khoai lang thay thế cho cơm.

Tuy nhiên, khi ăn khoai lang chúng ta không nên ăn phần vỏ của chúng. Bởi trong vỏ khoai lang có chứa nhiều chất kiềm không tốt cho hệ tiêu hóa. Những vết nâu, đốm đen trên vỏ khoai khi ăn vào có thể bị ngộ độc thực phẩm.

Khoai tây

Khoai tây cũng là loại củ rất phổ biến với nhiều dưỡng chất. Loại củ này cũng giàu tinh bột, dễ chế biến với hương vị thơm ngon và dễ ăn nên được rất nhiều người yêu thích.

Tuy nhiên, không nên ăn khoai tây cả vỏ. Bởi chất ancaloit có trong vỏ khoai tây khi ăn vào sẽ tích lũy trong cơ thể và gây ngộ độc. Tuy không gây ra những biểu hiện tức thời nhưng về lâu dài ăn nhiều vỏ khoai tây khiến làn da của chúng ta trở nên xanh xao, nhợt nhạt và sức khỏe kém. Ngoài ra, khoai tây đã mọc mầm lại càng tuyệt đối không nên ăn vì sẽ dẫn đến ngộ độc.

Không nên ăn khoai tây cả vỏ. Bởi chất ancaloit có trong vỏ khoai tây khi ăn vào sẽ tích lũy trong cơ thể và gây ngộ độc. Ảnh minh họa: Internet

Củ năng

Củ năng hay còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như củ mã thầy, năn ngọt hay bột tề. Là loại củ dễ ăn chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin. Củ năng còn được biết đến là loại củ thảo dược dùng để hỗ trợ chữa trị nhiều loại bệnh như tim mạch, đái tháo đường, giảm nguy cơ sỏi thận,...

Tuy nhiên, củ năng không nên ăn phần vỏ vì nơi đây tập trung rất nhiều chất có hại cho cơ thể, có thể gây ra một số loại bệnh. Vì thế, dù là ăn sống hay dùng để chế biến món ăn cũng phải bóc vỏ củ năng trước cho thật sạch.

Quả hồng

Quả hồng là loại trái cây có giá trị dinh dưỡng cao và cung cấp nhiều vitamin thiết yếu cho cơ thể. Là loại quả có mùi vị đặc trưng và dễ ăn nên được rất nhiều người yêu thích.

Tuy nhiên, khi ăn hồng tốt nhất nên bỏ phần vỏ quả đi, nhất là khi hồng chưa chín hẳn. Bởi phần vỏ quả hồng có chứa chất tanin khi ăn vào sẽ gây hại cho dạ dày chúng ta.