3 thức uống buổi sáng giúp thải sạch đường ruột, phòng bệnh hiệu quả
Y học Trung Quốc ví ruột như là "bộ não thứ hai" của cơ thể. Ruột có chức năng tiêu hóa thức ăn, cung cấp dinh dưỡng để sản xuất năng lượng, phát triển và sửa chữa tế bào.
Nếu ruột "không sạch" hoặc nhiễm bệnh thì các cơ quan khác cũng không thể khỏe mạnh. Đáng nói, ruột là cơ quan vô cùng dễ tổn thương do nó là cơ quan thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với nhiều loại độc tố có trong thực phẩm.
Nước là một trong những yếu tố quan trọng để "lọc sạch" cặn bẩn trong ruột. Một cốc nước ấm luôn là lựa chọn tốt nhất cho đường tiêu hóa. Ngoài ra, uống nước nhiều và đủ cũng góp phần ngăn ngừa sự xuất hiện của ung thư đại trực tràng.
Theo bác sĩ Yang Xinchun (Viện các bệnh tim mạch của Đại học Y khoa thủ đô, Bắc Kinh, Trung Quốc), thói quen uống nước sau khi ngủ dậy có thể "làm sạch" đường tiêu hóa, chống táo bón, ngừa bệnh tim mạch rất hiệu quả. Ngoài nước lọc, các chuyên gia cũng giới thiệu về 3 thức uống khác có tác dụng thanh lọc ruột.
3 thức uống thải sạch ruột, phòng bệnh hiệu quả
1. Nước ấm hạt chia
Mỗi buổi sáng, bạn có thể chào ngày mới bằng một cốc nước ấm hạt chia. Các nhà nghiên cứu người Mỹ thuộc Đại học Illinois và Đại học Minnesota cho thấy hạt chia là một nguồn chất xơ rất dồi dào. Khi được tiêu thụ vào trong cơ thể, hạt chia sẽ hình thành một chất giống gelatin trong dạ dày, chúng hoạt động như một prebiotic hỗ trợ sự phát triển các lợi khuẩn trong đường ruột, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh.
Các nhà nghiên cứu người Mỹ thuộc Đại học Illinois và Đại học Minnesota cho thấy hạt chia là một nguồn chất xơ rất dồi dào.
2. Trà xanh
Chuyên gia dinh dưỡng Marie Ruggles, tác giả của cuốn sách "Optimize Your Immune", cho biết: "Hầu hết mọi người không nghĩ đến các loại trà, nhưng đây là một cách rất đơn giản để làm sạch ruột".
Một trong những loại trà tốt nhất cho sức khỏe đường ruột (và được nghiên cứu rộng rãi nhất) là trà xanh matcha. Nó có chứa hàm lượng cao polyphenol được gọi là epigallocatechin gallate (EGCG).
Ngoài ra trà đen, trà hoa cúc, trà húng quế, trà nghệ và gừng cũng rất tốt cho sức khỏe của đường ruột. Chuyên gia cho hay, các hợp chất trong những loại trà này tương tác với hệ vi sinh vật đường ruột để tạo ra vi khuẩn có lợi, giúp ruột khỏe hơn.
3. Kombocha
Trà Kombucha không chỉ nổi tiếng ở Việt Nam mà còn được săn lùng trên toàn thế giới. Ở Trung Quốc, nó được gọi là trà bất tử. Ở Pháp, Kombucha được gọi là trà nấm trường sinh. Còn ở Nhật, người ta tôn vinh nó là món trà trường thọ.
Probiotic là 1 hệ vi sinh có lợi cho cơ thể của chúng ta, đặc biệt chúng lại có rất nhiều trong trà Kombucha. Ngoài ra, trà Kombucha còn đem lại tác dụng rõ rệt trên đường tiêu hoá, hấp thu và chuyển hoá thức ăn. Nó rất hiệu quả đối với người phải ngồi nhiều, có khả năng nhuận tràng, giảm sự ứ đọng của các chất độc và thấy rõ nhất là giảm tình trạng táo bón ở trẻ em.
Trà Kombucha không chỉ nổi tiếng ở Việt Nam mà còn được săn lùng trên toàn thế giới. Ở Trung Quốc, nó được gọi là trà bất tử.
Amanda Saoneda, một chuyên gia về dinh dưỡng sức khỏe đường ruột cho biết: Chúng tôi đang tiếp nhận những nghiên cứu mới về cách kombucha có thể có tác dụng kháng khuẩn và có thể ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật đường ruột.
Trong một đánh giá gần đây trên 15 nghiên cứu, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng tiêu thụ kombucha làm giảm sự mất cân bằng của vi khuẩn tốt và xấu trong ruột. Điều đó có thể có lợi cho việc điều trị béo phì. Kết quả cũng cho thấy thức uống lên men làm giảm căng thẳng oxy hóa và viêm.
Những thực phẩm tốt cho răng mà bạn nên bổ sung
Để tăng cường sức khỏe răng miệng và ngăn ngừa các bệnh nha khoa, bạn nên bổ sung những thực phẩm tốt cho răng. Cùng tham khảo một số gợi ý thực phẩm sau đây.
Tôm kỵ với thực phẩm nào? Những điều nên tránh khi ăn tôm
Tôm là loại hải sản được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, tôm kỵ với gì thì không phải ai cũng biết. Dưới đây là các thực phẩm cần tránh ăn với tôm để đảm bảo sức khỏe.
Bụng biến dạng sau khi chi 110 triệu đồng để hút mỡ, tạo hình
Chấp nhận chi số tiền lớn để làm đẹp, song người phụ nữ ở Hà Nội lại nhận được kết quả không như ý, bị biến dạng vùng bụng, thậm chí có một khối u xơ do nhiễm trùng.
Cô gái phải cấp cứu vì một vết đốt nhỏ ở vị trí nhạy cảm
Bác sĩ Hà Việt Huy cho biết bệnh nhân bị mò đốt ở vị trí nhạy cảm, thuộc bộ phận sinh dục. Đây là vị trí khó phát hiện, đòi hỏi sự kiểm tra kỹ lưỡng và tỉ mỉ của bác sĩ.