3 điều mà mẹ bầu cần lưu ý khi mang thai ở tuổi 35
Phụ nữ mang thai sau 35 tuổi có tốt không ?
Ngày này, vì nhiều lý do khác nhau xu hướng kết hôn muộn dần trở lên phổ biến dẫn đến nhiều bà mẹ mang thai ở độ tuổi khá cao. Nhóm bà mẹ này có tỷ lệ ngày một gia tăng, mặc dù vậy việc chăm sóc sức khỏe cho những bà mẹ này an toàn và tốt hơn trước đây. Nhưng nếu bạn đang có ý định mang thai và sinh em bé sau 35 tuổi bạn sẽ cần phải hiểu biết một số rủi ro đi kèm trong đó vì sức khỏe của mẹ và thai nhi trong nhóm bà mẹ này để giảm tỷ lệ rủi ro và tăng cơ hội thụ thai, chất lượng.
Nguy cơ người phụ nữ mang thai sau 35 tuổi sinh một đứa trẻ bất thường?
Đúng vậy là phụ nữ mang thai sau 35 tuổi có khả năng sinh ra một đứa trẻ bất thường cao hơn. Đặc biệt là ở trẻ em mắc hội chứng Down chậm phát triển trí tuệ, tức là phụ nữ dưới 35 tuổi nói chung sẽ có nguy cơ sinh con là một đứa trẻ mắc hội chứng Down với tỷ lệ là 1/1300 trẻ được sinh ra. Nhưng khi phụ nữ kết hôn và mang thai sau 35 tuổi, nguy cơ của họ sẽ tăng lên 1/365 và họ sẽ tăng lên 1/10 nếu cứ duy trì kéo dài độ tuổi sinh sản.
Phụ nữ lớn tuổi có nguy cơ sẩy thai cao hơn không?
- Đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản sẽ có khoảng 15% nguy cơ sẩy thai.
- Sau 35 tuổi tỷ lệ sẩy thai sẽ tăng lên 25%.
- Nếu trên 40 tuổi tỷ lệ sẩy thai tăng lên 35%.
- Do đó, càng lớn tuổi tỉ lệ sẩy thai cũng như nguy cơ sinh ra những đứa trẻ bất thường sẽ càng tăng do nội tiết tố của phụ nữ thay đổi rất nhiều.
Những rủi ro khác tăng lên đối với phụ nữ mang thai sau 35 tuổi.
- Nếu sinh con sau tuổi 35 phụ nữ gặp các vấn đề về bệnh thường gặp hơn ở người cao tuổi như đái tháo đường, cao huyết áp.
- Trẻ sinh non và nhẹ cân.
- Khả năng phải diều trị và can thiệp phẫu thuật cao hơn.
Phụ nữ sinh con sau 35 tuổi cần lưu ý gì?
Theo các chuyên gia khuyên cáo: Phụ nữ mang thai, đặc biệt mang thai muộn sau 35 tuổi cần lưu ý nhiều điều để đảm bảo sức khỏe bản thân và thai nhi khỏe mạnh.
Thứ nhất, phụ nữ nên khám sức khỏe trước khi dự định mang thai. Trong trường hợp mắc các bệnh mạn tính như tiểu đường hoặc cao huyết áp cần được theo dõi chặt chẽ để đảm bảo thai kỳ diễn ra an toàn, suôn sẻ.
Thứ hai, phụ nữ mang thai nên xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, đa dạng các loại thực phẩm để bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Ăn nhiều trái cây và rau xanh, các thực phẩm giàu dinh dưỡng, đồng thời tăng cường các loại thực phẩm bổ sung axit folic để tăng cường sức đề kháng cho mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi.
Thứ ba, xây dựng lối sống lành mạnh, tập thể dục mỗi ngày, không sử dụng các chất kích thích, thực hiện giảm cân để tránh bị béo phì, hạn chế tiếp xúc với hóa chất độc hại để tránh ảnh hưởng đến cả mẹ và bé.
Đặc biệt, Bác sĩ Bình nhấn mạnh, phụ nữ mang thai nên khám thai định kỳ. Ngoài việc làm các xét nghiệm thường quy (như các thai phụ nguy cơ thấp, dưới 30 tuổi) thì thai phụ lớn tuổi cần nghiêm túc thực hiện các xét nghiệm theo chỉ định của bác sĩ về tầm soát dị tật, tầm soát bất thường ở thai nhi.
Tùy trường hợp, bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể. Có thể, thai phụ sẽ phải thực hiện các xét nghiệm đặc biệt như: sinh thiết gai nhau, chọc ối, NIPT (xét nghiệm gen sàng lọc trước sinh),…
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...