3 cách chữa bệnh gout bằng lá lốt đơn giản, hiệu quả
Nội dung bài viết
Chữa bệnh gout bằng lá lốt được xem là phương pháp dân gian được nhiều người áp dụng bởi mang lại hiệu quả tích cực. Từ thời xưa, ông bà ta đã biết tận dụng loại “dược liệu” quý này để điều trị gout. Vậy cách chữa bệnh gout bằng lá lốt thực hiện như thế nào?
Công dụng chữa bệnh gout của lá lốt
Lá lốt là loại cây vừa thuộc nhóm hồ tiêu vừa là cây thảo, thường dùng để làm rau thơm nhằm gia tăng hương vị cho món ăn. Theo Đông y, lá lốt giúp giảm đau, kháng viêm và kháng khuẩn rất tốt.
Lá lốt có vị cay, đặc tính ấm, công dụng là tán hàn, chỉ thống, ôn trung, tỵ uyên, hạ khí. Vì vậy, lá lốt được tận dụng khá phổ biến trong nhiều bài thuốc Đông y, thường là kết hợp thêm với một số thảo dược khác.
Mặc dù chưa có nghiên cứu hay số liệu chính xác lá lốt có thể điều trị khỏi bệnh gout nhưng rất nhiều người có phản hồi tích cực sau khi sử dụng các bài thuốc trị gout từ lá lốt. Đặc biệt, đặc tính của lá lốt là chống viêm và giảm sưng, đau nên được coi là liều thuốc hỗ trợ tuyệt vời cho quá trình trị gout.
Đặc biệt, nhiều chứng minh cho thấy, lá lốt có khả năng kích thích tiêu hóa tốt, hạn chế tình trạng rối loạn tiêu hóa gây ứ đọng axit uric - tác nhân chính gây ra bệnh gout. Vì vậy mà bạn có thể sử dụng để hỗ trợ chữa bệnh gout bằng lá lốt.
Cách chữa bệnh gout bằng lá lốt
Nếu bạn lo lắng các loại thuốc có thể gây nhiều tác dụng phụ không mong muốn, bạn có thể thử áp dụng các bài thuốc Đông y điều trị bệnh gout dưới đây.
Bài thuốc uống chữa gout tại nhà
Để chữa bệnh gout, cách tốt nhất là bạn nên điều trị chủ yếu từ bên trong. Đây là cách chữa bệnh gút tại nhà rất dễ làm và cũng dễ dàng có hiệu quả. Lá lốt giúp điều hòa và kiểm soát lượng axit uric trong máu, làm giảm các triệu chứng sưng và đau xương khớp do gout.
Bài thuốc chữa gout đơn giản:
- Bạn chuẩn bị khoảng 10g lá lốt khô hoặc 30g lá lốt tươi đã rửa sạch và ngâm nước muối.
- Sau đó, bạn mang các nguyên liệu sắc với 300ml nước và uống sau khi ăn tối. Thực hiện 10-15 ngày liên tục.
- Nguyên liệu: Cây cỏ xước, lá lốt, rễ bưởi, cỏ vòi voi, mỗi loại bạn lấy khoảng 30g, rửa sạch.
- Bạn cắt khúc nhỏ các nguyên liệu sau đó mang sao lên, sắc với khoảng 500ml nước. Đến khi lượng nước trong nồi còn khoảng ⅓ thì bạn tắt lửa và chia ra uống 3 lần trong ngày.
Ngâm chân bằng nước lá lốt
Ngâm chân là cách chữa bệnh gout bằng lá lốt rất tốt, giúp bạn giảm các triệu chứng đau nhức hiệu quả. Đây là phương thức thường được áp dụng kèm với các bài thuốc uống.
Bài thuốc ngâm chân từ lá lốt đơn giản:
- Nguyên liệu: chuẩn bị 30g lá lốt tươi và một chút muối tinh.
- Cách thực hiện: Bạn nấu lá lốt với khoảng 1,5 lít nước đến khi sôi, để sôi khoảng 5 phút thì dừng lại và để nguội bớt. Bạn cho thêm một chút muối sau đó ngâm chân hoặc tay trong khoảng 10 phút.
Bài thuốc ngâm chân từ lá lốt và trầu không:
Nguyên liệu: lá lốt tươi và lá trầu không, mỗi loại khoảng 15g.
Cách làm: bạn mang nấu 2 loại lá với 1,5 lít nước đến khi sôi khoảng 5 phút thì ngưng và đổ ra thau, để nguội bớt rồi ngâm chân hoặc ngâm tay.
Tích cực ăn các món ăn từ lá lốt
Ngoài các cách uống và ngâm chân, bạn có thể tận dụng ăn lá lốt trong các món ăn thường ngày để chữa bệnh nhanh chóng và hiệu quả hơn. Có rất nhiều món ăn bổ dưỡng, dễ ăn và hỗ trợ điều trị bệnh như: canh lá lốt, rau xào cho lá lốt,... Bạn nên lưu ý hạn chế ăn các món có lượng đạm cao để tránh làm lượng axit uric tăng cao.
Một số lưu ý khi sử dụng lá lốt để chữa bệnh gout
Khi sử dụng lá lốt, bạn cần lưu ý một số điểm sau:
Lá lốt có tính ấm nên không nên sử dụng nhiều với người bị nóng trong, táo bón.
Phụ nữ sau sinh điều trị cần cân nhắc vì lá lốt có thể gây mất sữa.
Hiệu quả của các bài thuốc trị gout từ lá lốt còn phụ thuộc cơ địa từng người.
Bạn nên phối hợp với nhiều phương pháp khác, đặc biệt là kết hợp chế độ ăn uống hợp lý để giảm nồng độ axit uric trong máu.
Các liệu pháp từ thiên nhiên chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh, không thay thế được các phương pháp Y học chuyên sâu. Tốt nhất là bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng.
Trên đây là cách chữa bệnh gout bằng lá lốt được nhiều người tin tưởng hoặc áp dụng. Bạn có thể thực hiện các bài thuốc uống, ngâm chân hoặc kết hợp lá lốt trong chế độ ăn. Tuy nhiên, bạn đừng quên tham khảo ý kiến bác sĩ để có hướng dẫn phù hợp nhằm điều trị an toàn và hiệu quả nhất.
5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày
Rau hẹ là loại rau gia vị quen thuộc với nhiều người, không chỉ ngon miệng mà rau hẹ còn rất tốt cho sức khỏe.
Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại...
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể, nhưng khi ăn bạn nên có sự chọn lọc cẩn thận và ăn với chế độ phù hợp. Nếu không sẽ gây hại đến sức khỏe, đặc biệt là dạ dày.
6 lợi ích tuyệt vời khi ăn cà chua mà bạn cần biết!
Nghiên cứu cho thấy rằng có một danh sách dài các lợi ích của việc ăn cà chua - từ việc cải thiện tâm trạng cho đến giúp ích cho trái tim của bạn.
Rau ngót được mệnh danh là “thần dược xanh” với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng 3 nhóm...
Rau ngót, một loại rau quen thuộc trong bữa cơm gia đình Việt, được biết đến với nhiều lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, một số người nên hạn chế hoặc tuyệt đối không nên ăn rau ngót, nếu không muốn "rước họa vào thân”