Nội dung bài viết
Tìm hiểu về lá tía tô
Trước khi đi vào nội dung cách chữa bệnh gout bằng lá tía tô hãy cùng tìm hiểu sơ về đặc điểm của loại cây này. Đây là loại cây mọc chủ yếu ở vùng khí hậu cận nhiệt đới.
Tía tô thuộc cây thảo, cao khoảng 0,5 - 1m. Lá mọc đối, mép khía răng, mặt dưới tím tía, nâu hay màu xanh lục có lông nhám. Hoa nhỏ màu trắng hay tím, mọc đối xứng và 4 tiểu nhị không thò ra ngoài hoa. Quả nhỏ hình cầu. Toàn cây có tinh dầu thơm và có lông.
Trong đông y lá tía tô được xem là vị thuốc có tính ấm, vị hơi cay không độc với công dụng giảm viêm sưng, giải biểu, tán phong hàn, giải độc,... Ngoài ra còn được dùng để giảm cảm, trị bệnh ngoài da, chữa ra mồ hôi,…
Theo các nghiên cứu cho thấy trong lá tía tô có thành phần giúp giảm thiểu acid uric trong máu. Từ đó hỗ trợ ngăn ngừa các biểu hiện của bệnh gout. Đồng thời giảm sưng đau viêm khớp do gout rất tốt.
Hơn nữa nó còn chứa nhiều vitamin (C, A, B1, K..), giàu hàm lượng các vi chất như sắt, kẽm, canxi, phốt pho,… Tất cả đều có lợi cho người bị bệnh gout và phòng ngừa cơn gout cấp tái phát.
Cách chữa bệnh gout bằng lá tía tô
Hiện nay có 2 cách chữa bệnh gout bằng lá tía tô được nhiều người áp dụng nhất đó là:
Dùng lá cây tía tô đắp trị bệnh gout
Phương pháp này mang đến công dụng trị bệnh bên ngoài tác động tại vùng bị viêm sưng do gout gây ra. Nhờ lá tía tô chứa rất nhiều tinh dầu, có khả năng kháng viêm và giảm đau rất hiệu quả. Ngày đắp 2 lần vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ người bệnh sẽ thấy triệu chứng bệnh gout được cải thiện đáng kể.
Cách thực hiện
- Bước 1: Đầu tiên cần chuẩn bị khoảng 30g lá tía tô đem rửa sạch rồi giã nát cùng vài hạt muối. Điều này giúp tăng công dụng trị nhiễm khuẩn.
- Bước 2: Sau đó đắp hỗn hợp này lên vết thương vùng xương khớp bị đau và chờ khoảng 1 giờ thì tháo bỏ.
Cách trị bệnh gout bằng uống lá tía tô
Bài thuốc này giúp giảm sưng viêm và giảm acid uric trong máu. Từ đó cải thiện hiệu quả bệnh gout cấp và mãn tính. Người bệnh thực hiện cách chữa bệnh gout bằng lá tía tô đều đặn mỗi ngày cho tới khi khám thấy chỉ số acid uric giảm đến mức bình thường. Lúc này người bệnh có thể giảm liều lượng dùng để cải thiện sức khỏe tốt hơn.
Cách thực hiện
- Bước 1: Cần chuẩn bị khoảng 100g lá tía tô đem rửa sạch và nấu cùng 200ml nước lọc
- Bước 2: Uống ngày 3 lần thay nước lọc
Lưu ý: Người bệnh không nên sắc lá tía tô quá 15 phút tránh tình trạng bay hơi tinh dầu làm giảm tác dụng chữa bệnh.
Ngâm chân nước lá tía tô chữa bệnh gout
Đây được xem là một trong những phương pháp giúp giảm nhanh triệu chứng đau của bệnh gout. Người bệnh nên ngâm chân nước lá tía tô 2 – 3 lần mỗi tuần giúp xoa dịu và đẩy lùi tình trạng đau nhức, co cứng ở vị trí khớp bị bệnh.
Trong quá trình ngâm chân, người bệnh nên chú ý nước ngâm không được quá nóng tránh gây bỏng hoặc làm tổn thương đến dây thần kinh cảm giác dưới da. Bên cạnh đó người bệnh nên ngâm chân khoảng 15 – 30 phút, không ngâm lâu khiến máu dồn về chân gây thiếu máu lên não dẫn đến tình trạng choáng váng.
Cách thực hiện
- Bước 1: Cần chuẩn bị 100 gram lá tía tô sắc với 200ml nước
- Bước 2: Sau đó lọc lấy nước thuốc pha thêm nước hoặc chờ nước ấm rồi ngâm chân
Ăn lá tía tô chữa bệnh gout
Ngoài các bài thuốc đắp và uống ra thì việc ăn lá tía tô mỗi ngày cũng là phương pháp hay giúp kiểm soát cũng như khắc phục triệu chứng bệnh gout hiệu quả ngay tại nhà.
Cách này không chỉ giúp tăng khẩu vị người dùng mà còn hỗ trợ cơ thể hấp thu dưỡng chất một cách tối đa. Người bệnh chỉ cần nhai sống 5 – 7 cành lá tía tô mỗi ngày hoặc có thể dùng kèm trong các bữa cơm hàng ngày.
Tuy nhiên, cũng có trường hợp ăn lá tía tô gặp phải một số tác dụng phụ như tiêu chảy, đau bụng,.... Do đó, trước khi ăn người bệnh nên chú ý rửa thật sạch để loại bỏ ký sinh trùng và bụi bẩn bám trên lá. Bên cạnh đó, nên lựa mua lá tía tô ở những cơ sở uy tín để hạn chế dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
Dùng bột tía tô chữa bệnh gout
Đây là phương pháp hỗ trợ phòng và ngăn ngừa tận gốc bệnh gout xảy ra. Người bệnh có thể sử dụng bột tía tô như một thức uống hay một loại gia vị trong các bữa ăn hằng ngày mà không lo tác dụng phụ.
Một số lưu ý khi sử dụng lá tía tô chữa bệnh gout
- Bên cạnh việc áp dụng các cách chữa bệnh gout bằng lá tía tô người bệnh nên duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học và lối sống lành mạnh
- Người bệnh có thể dùng thuốc nam, thuốc Đông y, châm cứu, bấm huyệt kết hợp với lá tía tô để tăng hiệu quả điều trị.
- Thường xuyên bổ sung lá tía tô vào khẩu phần ăn hàng ngày hoặc pha trà tía tô để uống hàng ngày
- Mỗi tối trước khi ngủ nên nấu nước lá hoặc hãm nước bột tía tô để ngâm chân khu vực bị sưng đau.
- Kiêng ăn các loại thực phẩm giàu purin như nội tạng động vật, thịt đỏ, hải sản,...
- Không nên sử dụng các loại đồ uống có cồn như rượu, bia… hay các chất kích thích
- Nếu tình trạng bệnh ngày càng nặng thì cách tốt nhất là người bệnh nên thăm khám bác sĩ kịp thời để được hỗ trợ điều trị hiệu quả nhất.
- Phương pháp điều trị bệnh gout bằng lá tía tô cần duy trì áp dụng thường xuyên để đạt được hiệu quả cao nhất.
- Tập thói quen rèn luyện thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể luôn khỏe mạnh
- Nếu sử dụng lá tía tô với liều lượng vượt mức quy định có thể khiến người bệnh gặp phải các vấn đề về sức khỏe như tiêu chảy, buồn nôn,… Do đó, người bệnh cần chú ý sử dụng đúng cách và đúng liều lượng cho phép.
- Tránh sử dụng lá tía tô khi đang dùng một số loại thuốc đặc trị khác để tránh tác dụng phụ có thể xảy ra.
- Người bị dị ứng với thành phần của lá tía tô hoặc người sắp phẫu thuật, bệnh nhân bị tăng nhãn áp không nên dùng lá tía tô để điều trị bệnh gout
Bài viết trên đã chia sẻ cho người bệnh cách chữa bệnh gout bằng lá tía tô hiệu quả ngay tại nhà. Vì thế, người bệnh có thể tham khảo và áp dụng để hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn.