Nội dung bài viết
Tìm hiểu cây xạ đen
Trước khi đi vào chi tiết tác dụng của lá xạ đen là gì? Hãy cùng tìm hiểu sơ một vài đặc điểm cơ bản của loại cây này:
Cây xạ đen (Celastrus hindsu Benth) có tên gọi khác là cây dây gối có quả màu nâu. Dân tộc Mường thường gọi đây là cây ung thư. Thân cây dạng dây dài từ 3 - 10m. Cành cây tròn, khi còn non có màu xám nhạt. Sau chuyển dần sang màu nâu và có lông màu xanh.
Xạ đen được biết đến là loại thuốc nam mọc tự nhiên ở các khu rừng Việt Nam, tập trung nhiều nhất ở khu vực phía Bắc tỉnh Hòa Bình.
Lá xạ đen chữa được bệnh gì?
Chữa bệnh ung thư
Theo các nghiên cứu cho thấy tác dụng của lá xạ đen tươi hỗ trợ điều trị bệnh ung thư rất tốt nhờ chứa 3 hoạt chất quan trong gồm:
- Fanavolnoid chống lại quá trình oxy hóa
- Quinon kích thích tế bào ung thư hóa lỏng dễ tiêu
- Saponin Triterbenoid hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn
Người bệnh có thể sử dụng xạ đen tươi kết hợp cùng một số loại thảo dược khác như bán liên chi, bạch hoa xà, tam thất, nghệ,… để nâng cao hiệu quả điều trị.
Chữa bệnh gan
Các hoạt chất có trong lá xạ đen rất tốt cho những người mắc bệnh về gan như gan nhiễm mỡ, viêm gan, suy giảm chức năng gan,… Chỉ cần người bệnh duy trì sử dụng bài thuốc uống từ lá xạ đen đảm bảo sau vài tuần tình trạng bệnh sẽ thuyên giảm đáng kể.
Chữa các bệnh về hệ thần kinh
Nhắc đến tác dụng của lá xạ đen tươi không thể bỏ qua việc hỗ trợ điều trị các bệnh lý cơ bản về hệ thần kinh như chứng đau đầu, mất ngủ, căng thẳng,…
Điều trị khối u bướu
Thành phần có trong xạ đen chứa 2 hợp chất là flavonoid và quinon có công dụng hóa lỏng các tế bào gây ung thư. Đặc biệt cả 2 đều có khả năng loại bỏ và làm chậm sự phát triển của các khối u ác tính khi mới hình thành. Ngoài ra một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng, loại lá cây này có thể phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các khối u bướu vô cùng hiệu quả.
Chữa bệnh huyết áp
Ngoài công dụng ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh ung thư, lá xạ đen còn rất tốt cho những ai mắc các bệnh liên quan đến huyết áp như huyết áp cao, huyết áp thấp,…
Ngoài ra, loại lá cây này còn có khả năng chữa các bệnh lý về da bao gồm mụn nhọt, lở ngứa,… Đồng thời tăng cường sức đề kháng cho cơ thể giúp phòng chống các bệnh lý nguy hiểm.
Tác dụng phụ của lá xạ đen
Bên cạnh những tác dụng của lá xạ đen tốt cho sức khỏe thì loại lá cây này cũng mang đến không ít tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến nội tạng như tim mạch, gan, thận,… Cụ thể, người bệnh có thể gặp phải một vài triệu chứng như đau đầu, đau bụng đi ngoài, đầy bụng, khó tiêu,… Tuy nhiên các triệu chứng này sẽ tự hết sau vài tuần.
Đau bụng đi ngoài
Uống nước lá xạ đen rất tốt cho quá trình trao đổi chất của cơ thể. Tuy nhiên tùy theo cơ địa của từng người cũng có trường hợp sau khi sử dụng loại nước này xuất hiện tình trạng đi ngoài, đau bụng dữ dội,…
Điều này dễ nhận thấy ở những người có hệ tiêu hóa kém hay cơ thể người bệnh chưa quen với các dược chất tự nhiên. Theo các chuyên gia khi gặp phải các dấu hiệu này tốt nhất người bệnh nên tạm dừng uống nước xạ đen. Đồng thời bổ sung nhiều nước cho cơ thể để bù đắp lượng nước đã mất đi.
Bụng cồn cào
Nhiều người cảm thấy bụng cồn cào và khó chịu sau khi uống nước lá xạ đen. Tuy nhiên, triệu chứng này có thể tự thuyên giảm và biến mất sau một vài lần sử dụng. Điều này xảy ra thường do cơ thể người dùng chưa quen với một số chất có trong lá xạ đen. Do đó, người dùng không cần quá lo lắng khi gặp phải tác dụng phụ này.
Tăng cơn đau cho người bệnh
Theo các chuyên gia cho biết những người mắc bệnh có các khối u rất dễ gặp phải tác dụng phụ từ lá xạ đen. Cụ thể là khiến cho người bệnh cảm thấy căng thẳng và mệt mỏi hơn. Do đó, người dùng nên chú ý giảm liều lượng của nước lá xạ đen xuống bằng cách nấu nhiều nước loãng hơn để dùng.
Cách sử dụng lá xạ đen
Có khá nhiều cách sử dụng lá xạ đen để chế biến thành thuốc uống như sắc, nấu cao, ngâm rượu,… Tuy nhiên phương pháp nấu nước uống được nhiều người áp dụng bởi đơn giản và nhanh chóng. Đặc biệt là giữ lại nhiều dược chất của cây xạ đen nhất.
Cách thực hiện
- Bước 1: Chuẩn bị 50 gram lá xạ đen tươi hoặc khô đều được
- Bước 2: Lấy phần lá xạ đen đã chuẩn bị cho vào nồi theo tỉ lệ 1 phần xạ đen: 2 phần nước. Sau đó đun với lửa nhỏ khoảng 30 phút cho nước sôi.
- Bước 3: Đợi nước sắc cô lại thì có thể sử dụng.
Một số lưu ý khi sử dụng lá xạ đen
Phụ nữ mang thai tuyệt đối không được sử dụng các sản phẩm từ xạ đen, trừ trường hợp có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Không được ăn rau muống khi sử dụng nước lá xạ đen. Vì rau muống sẽ làm mất tác dụng của loại nước này.
Người bệnh có thể pha loãng nước lá xạ đen cùng với nước lọc để dễ uống hơn. Bởi nước lá này có vị đắng chát nên thời gian đầu mới sử dụng rất khó uống.
Một số trường hợp bệnh nặng sử dụng lá xạ đen chỉ có công dụng hỗ trợ trị bệnh không có khả năng thay thế hoàn toàn thuốc chữa bệnh. Do đó, người bệnh không được tự ý bỏ qua các liệu trình điều trị từ bác sĩ để tránh gặp phải các biến chứng nguy hiểm.
Thuốc sắc chỉ nên dùng trong 1 ngày, tránh để qua đêm vì rất dễ bị ôi thiu gây chướng bụng và đầy hơi cho người dùng.
Tránh dùng lá xạ đen khô có dấu hiệu lạ như mốc, ẩm,… ảnh hưởng xấu đến sức khỏe
Bảo quản lá xạ đen khô ở nơi khô ráo và thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời
Tác dụng của lá xạ đen nhanh hay chậm tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Do đó, người dùng cần kiên trì áp dụng đều đặn hàng ngày để mang lại hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất.
Lựa chọn mua lá xạ đen ở đại lý hay cơ sở uy tín để tránh gây hại đến sức khỏe.
Bài viết trên đã cung cấp đầy đủ những tác dụng của lá xạ đen trong việc hỗ trợ điều trị bệnh. Người dùng có thể tham khảo và áp dụng đúng cách để tăng cường sức khỏe.