Nội dung bài viết:
Viêm sưng khớp ngón chân cái là gì?
Các khớp ngón chân là vị trí mà các tinh thể muối urat dễ lắng đọng, kết tủa nhất, gây xuất hiện các cơn sưng đau nhất là về ban đêm. Hiện tượng viêm khớp ngón chân cái chiếm đến 80% trong số các triệu chứng mà bệnh nhân gout gặp phải sau khi phát hiện ra bệnh.
Bên cạnh đó, triệu chứng đau viêm khớp ngón chân cái còn là biểu hiện của các bệnh viêm khớp khác như viêm đa khớp. Bệnh làm các khớp ngón chân cái sưng nóng đỏ kèm theo các cơn đau. Bệnh thường xuất hiện ở người trên 60 tuổi. Nhận biết sớm triệu chứng đau khớp ngón chân cái giúp người bệnh điều trị hiệu quả, ngăn ngừa tái phát.
Nguyên nhân viêm khớp ngón chân cái
Khớp ngón chân bị viêm xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó phổ biến là do các nhóm bệnh lý liên quan đến khớp. Xác định chính xác nguyên nhân sẽ giúp người bệnh điều trị phù hợp. Một số nguyên nhân được các bác sĩ tổng hợp như sau:
Do bệnh gout: Bệnh gout là do acid uric trong máu tích tụ tại các khớp gây ra các chứng đau nhức. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh gout sẽ gây ra đau dữ dội tại khớp ngón chân và những biến những nặng nề khác.
Do chấn thương: Khi gặp các chấn thương do tai nạn, khớp và các phần mềm quanh khớp bao gồm: dây chằng, đĩa sụn, gân, cơ… sẽ gây ra những tổn thương dẫn đến viêm và gây đau khớp ngón chân cái mà người bệnh cần đề phòng. Để hạn chế rủi ro này, người bệnh cần điều trị triệt để các chấn thương xương khớp.
Do thói quen vận động: Lao động quá nặng nhọc, tăng áp lực lên bàn chân, ngón chân, vận động quá mức… cũng đều là nguyên nhân khiến cơ bắp xung quanh khớp yếu và lỏng lẻo, gây ra tình trạng viêm và đau nhức các khớp xương, trong đó có đau khớp ngón chân.
Thoái hoá khớp ngón chân: Đây là chứng bệnh phổ biến nhất ở những người từ 40 tuổi trở lên, đặc biệt là ở phụ nữ. Tuy không gây hại đến tính mạng nhưng thoái hóa khớp ngón chân có thể gây ra những cơn đau dữ dội và làm ảnh hưởng đến vận động của bệnh nhân.
Do viêm khớp ngón chân dạng thấp: Ngoài cảm giác đau, người bệnh còn thấy ngón chân bị sưng và cứng. Bệnh xảy ra đồng thời hai khớp tương đương nhau ở cùng một vị trí của phía bên còn lại.
Do virus: Bệnh đau khớp ngón chân cái có thể do virus, vi khuẩn gây ra. Khi mắc bệnh này, bệnh nhân cần được điều trị kéo dài, thậm chí lên đến vài tháng. Trong quá trình điều trị, người bệnh cần kiên trì sử dụng thuốc để triệu chứng bệnh thuyên giảm.
Xác định đúng nguyên nhân để điều trị kịp thời và chính xác chứng bệnh mà mắc phải, từ đó nguy cơ biến chứng do bệnh cũng giảm thiểu.
Triệu chứng của viêm khớp ngón chân cái
Hiện nay, có nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới viêm đau khớp ngón chân. Vì vậy, triệu chứng viêm khớp ngón chân cái cũng có nhiều biểu hiện khác nhau. Trong đó, thường gặp nhất là những biểu hiện sau:
Cứng khớp vào buổi sáng
Khi bị đau khớp ngón chân cái bên phải hoặc trái, người bệnh thường có dấu hiệu cứng khớp vào mỗi buổi sáng, ngay sau khi vừa thức giấc. Dấu hiệu này có thể kéo dài từ 30 phút và phải mất một thời gian dài vận động mới có thể mềm ra.
Khớp phát ra tiếng động khi di chuyển
Trong khớp có thể có tiếng kêu lạo xạo hoặc lắc rắc những khi di chuyển, nhất là trường hợp viêm khớp ngón chân cái do viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp. Triệu chứng này thường xuất hiện vào giai đoạn đầu của bệnh.
Sưng khớp xương
Sưng đau và tấy đỏ là những triệu chứng thường gặp khi bệnh nhân bị đau khớp ngón chân, đặc biệt là đau do viêm khớp dạng thấp, gout…
Điều trị viêm khớp ngón chân cái như thế nào?
Cải thiện sớm
Cần cải thiện viêm khớp ngón chân càng sớm càng tốt ngay khi phát hiện ra những triệu chứng bất thường của khớp như: ngón chân sưng đỏ, có cảm giác đau khi khớp cử động, khó khăn khi đi, đứng, thậm chí khớp vẫn đau dù đã được nghỉ ngơi.
Nếu các triệu chứng này không giảm sau 2-3 ngày cần lập tức đi khám chuyên khoa cơ xương khớp, tránh để lâu do dễ dẫn đến nguy cơ phá hủy sụn và xương dưới sụn, cũng như ảnh hưởng xấu đến bao khớp, dịch khớp, khiến bệnh tăng nặng gây biến dạng khớp.
Dùng thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ
Dù bị viêm khớp ngón chân cái hay bất kỳ các khớp nào thì việc dùng thuốc gần như là điều bắt buộc để giúp giảm viêm, cải thiện cơn đau nhức. Tuy nhiên, tất cả các loại thuốc tây có tác dụng giảm đau, chống viêm dù kê toa hay không kê toa đều gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, điển hình như: viêm loét dạ dày, suy gan, thận, viêm phổi cấp…
Vì thế, người bệnh không nên tự ý dùng thuốc mà cần phải tuân theo sự chỉ dẫn của chuyên gia nhằm hạn chế những tác dụng phụ nguy hiểm của thuốc.
Để khớp nghỉ ngơi
Trong ít nhất 2 tuần đầu cải thiện, người bệnh bị viêm khớp ngón chân cần được nghỉ ngơi, thư giãn, hạn chế đi lại, đặc biệt là không được lao động nặng để giảm thiểu áp lực lên các khớp.
Vì khi đi lại nhiều, các khớp ngón chân sẽ phải hoạt động liên tục, làm tăng triệu chứng đau, viêm, đồng thời sụn và xương dưới sụn cũng rất dễ bị mòn, hư tổn. Thậm chí, nếu phải đứng quá lâu do đặc thù công việc, khớp ngón chân phải chịu lực ép của cơ thể và các tổn thương sẽ diễn ra tương tự như khi di chuyển.
Bảo vệ sụn khớp và xương dưới sụn
Khi khớp ngón chân bị viêm sẽ làm tổn thương đến các thành phần của khớp, trong đó có sụn và xương dưới sụn – hai thành phần quan trọng giúp con người duy trì chức năng vận động của khớp.
Hơn nữa, cả hai sẽ bị thoái hóa theo thời gian dưới tác động cơ học từ những hoạt động hàng ngày (đi, đứng, ngồi, chạy nhảy…). Do đó, bảo vệ, tái tạo sụn và xương dưới sụn giúp làm giảm sự tiến triển của bệnh, duy trì tốt chức năng vận động của hệ xương khớp.
Cách chữa viêm khớp ngón chân cái theo dân gian
Chườm đá lạnh
Nhiệt độ lạnh của đá giúp bệnh nhân giảm sưng, đau do tạm thời làm tê liệt dây thần kinh cảm giác tại vùng này. Bệnh nhân có thể lấy đá chườm trực tiếp hoặc bọc trong 1 chiếc khăn sạch từ 5 – 7 phút để giảm đau.
Ngâm chân với nước nóng kèm muối
Nhiệt độ cao giúp tuần hoàn lưu thông máu trở nên trơn tru và thông suốt hơn. Muối có tác dụng khử trùng, hạn chế viêm nhiễm.
Massage đầu ngón chân cái
Cách làm này giúp lưu thông máu tốt và giảm viêm hiệu quả, hạn chế tình trạng đầu ngón chân bị sưng tức. Bạn chỉ cần xoa bóp ngón chân cái theo chiều kim đồng hồ từ 3 – 5 phút/lần, lặp lại ít nhất 5 lần/ngày hoặc ngay khi bị đau để thấy hiệu quả tức thời.
Dùng giấm táo
Giấm táo có tác dụng giúp người bệnh giảm viêm nhiễm, kích thích móng chân mọc dài nhanh hơn. Có thể mua giấm táo ở ngoài hoặc tư pha chế, pha với nước loãng để ngâm châm từ 10 – 15 phút/ngày.
Dùng lá tía tô
Ngoài công dụng là loại thực phẩm, gia vị trong các món ăn lá tía tô còn có tác dụng chữa bệnh
Lượng tinh dầu có trong lá tía tô có tác dụng giãn mạch, chống viêm, giảm đau và ngăn chặn hiệu quả quá trình nhiễm khuẩn, từ đó có tác dụng giảm nhanh các cơn gout cấp tính. Vì vậy, khi ngón chân cái bị sưng đau, mọi người có thể áp dụng bài thuốc dưới đây:
Dùng 1 nắm lá tía tô, đem rửa sạch rồi sắc với 1 lít nước, đợi sôi kỹ thì bỏ bã và lấy nước. Ngoài tác dụng giảm đau nhanh chóng thì uống nước lá tía tô còn giúp đào thải acid uric ra khỏi cơ thể tốt hơn.
Tóm lại, viêm khớp ngón chân cái rất thường gặp trong cuộc sống hàng ngày do rất nhiều nguyên nhân gây nên. Việc điều trị cũng tương đối khó khăn, người bệnh cần có sự hướng dẫn của các bác sĩ.