10 người thì 9 người chưa biết, loại rau mọc đầy ruộng ở nước ta lại có tác dụng thần kỳ: Nam dược cũng công nhận hiệu quả
Theo Vinmec, rau rút còn có tên rau nhút. Là cây thảo nổi trên mặt nước, quanh thân có phao trắng, lá kép lông chim. Hoa họp thành đầu màu vàng. Rút là loại rau ăn rất thông dụng, mùa hè nấu canh với khoai sọ và riêu cua. Rau rút có mùi thơm đặc biệt như mùi nấm hương, thân ăn giòn... Rau rút có hàm lượng protein cao vượt xa các loại rau khác như xà lách, mồng tơi, rau muống. Rau rút có thể nấu canh với cua, khoai sọ hoặc với tôm, thịt lợn nạc, thịt gà... Những món ăn này có tác dụng ngon miệng, mát, bổ, làm cho dễ ngủ.
Theo Báo Người Đưa Tin cho biết thêm, bà con địa phương thường hay đi hái rau rút về để làm rau dại ăn hàng ngày. Loại rau này không chỉ xanh tươi, mà còn rất ngon, giòn và bổ dưỡng, có thể được chế biến thành nhiều dạng món ăn khác nhau như rau luộc, rau xào, nấu canh, hoặc thậm chí là ăn sống.
Theo Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam, trong 100g rau rút có: Năng lượng 28 kcal, nước 90.4g, glucid 1.8g, protein 5.1g, chất xơ 1.9g, phospho 59 mg, canxi 180 mg. Không chỉ như vậy, rau rút có thành phần hóa học khá đa dạng và phong phú nên chúng có rất nhiều công dụng:
Giúp giảm căng thẳng: Rau rút còn rất tốt cho những người hay bị mất ngủ, do có chứa những hoạt chất có khả năng an thần cao.
Tốt cho người bị tiểu đường: Với người bị tiểu đường sử dụng loại rau này cũng rất có lợi, hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh, ngăn ngừa táo bón và một số chứng bệnh nguy hiểm khác.
Chống oxy hóa: Nhờ chứa nhiều chất chống oxy hóa, rau rút có thể giúp ngăn ngừa sự tổn thương tế bào do các gốc tự do.
Giúp tăng cường sức đề kháng: Rau rút chứa nhiều vitamin và khoáng chất, giúp tăng cường sức đề kháng, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh.
Giúp giải nhiệt, mát gan: Đông y đã nghiên cứu, rau rút là loài thực vật có tính hàn, vị ngọt, không độc, giải độc, tiêu viêm, mát gan, bổ tạng, lợi tiểu.
Hỗ trợ giảm cân: Với ít calo và chứa nhiều chất xơ, rau rút có thể là một phần quan trọng của chế độ ăn giảm cân.
Hỗ trợ tiêu hóa: Chất xơ trong rau rút có thể hỗ trợ quá trình tiêu hóa và làm tăng cường chức năng ruột.
Các bài thuốc từ rau nhút
Cũng theo Báo Sức khỏe Đời sống cho hay, sách viết: "Dạ dày đã khỏe dùng rau rút càng khỏe hơn, dạ dày yếu gây lạnh bụng trướng đầy thì rau rút lại có tác dụng tiêu thực…"
Trong Nam dược thần hiệu, Tuệ Tĩnh còn viết: Rau rút vị ngọt, tính hàn không độc, nhuận tràng, tiêu thũng "Ăn nhiều thì không đói…"
- Sốt cao, môi khô, miệng khát: Rau rút 30g, giã nhỏ lọc lấy nước cốt bỏ bã, uống liền.
- Trong người nóng (nội nhiệt) chảy máu cam, mụn nhọt: Rau rút đủ dùng, sắc hơi loãng để uống trong ngày. Nấu ngày nào, uống hết ngày ấy, không để qua đêm. Có thể chế biến các món từ rau rút trong bữa ăn hàng ngày để trị liệu.
- Nóng khát táo bón, tiểu tiện đỏ xẻn: Rau rút ép lấy nước uống hoặc làm canh, ăn trong vài ngày.
- Ứ bế tràng vị, viêm đại tràng, ăn không tiêu: Nước cốt rau rút, uống ngày 2 lần, liền trong 3 ngày.
- Khó ngủ nhức đầu có nhiều nguyên nhân cần được xác định: Dùng rau rút là chữa triệu trứng.
- Rau rút (làm sạch, cắt ngắn) 300g, cá rô 300g, gia vị vừa đủ. Cá làm sạch, lọc bỏ xương. Thịt cá, ướp gia vị, xương cá giã nhỏ, lọc lấy nước vừa đủ. Đun sôi nước rồi cho rau rút và thịt cá vào. Ăn nóng với cơm. Ngày 1 lần, liền 5 ngày.
- Chữa phù thũng: Rau rút (cả thân) rửa sạch, giã nát, lọc lấy nước cốt để uống. Người yếu bụng ( tiểu tiện lỏng) thì luộc ăn rau rút, ăn cái, uống nước.
- Chữa bướu cổ: Ăn rau rút hàng ngày, trong một tháng. Hoặc theo công thức. Rau rút 30g, cải trời 20, mạch môn 15g, sinh địa 15g, sài hồ, kinh giới, xạ can đều 8g. Sắc uống.
Lưu ý khi ăn rau nhút
Theo Tiền Phong, dưới đây là những lưu ý khi ăn rau rút:
- Người thể trạng yếu, trẻ nhỏ Rau rút thường có tính lạnh cho nên với những người bị yếu bụng, thể hàn và người dễ bị tiêu chảy, trẻ nhỏ không nên ăn loại rau này vì có thể làm cho bệnh nặng hơn. Bà bầu Rau rút tuy có giá trị dinh dưỡng cao nhưng với bà bầu thì tuyệt đối không được ăn tái hoặc sống, bởi rau mọc dưới nước ở các hồ ao, ruộng nước, nên rau dễ bị nhiễm nhiều mầm bệnh nguy hiểm.
- Nhiễm sán lá gan: Rau rút là loại rau sống trên mặt của các ao hồ, vì vậy ăn rau rút dễ bị nhiễm sán lá gan. Khi mắc sán, bệnh nhân sẽ có biểu hiện như mệt mỏi, thiếu máu nhẹ, sức khoẻ bị giảm sút… Vì vậy, nên rửa sạch và nấu chín kĩ khi sử dụng.
- Rau rút tính hàn (lạnh) cho nên người yếu bụng thận trọng nên ăn dạng nấu chín, không ăn sống.
Có tài liệu nói "Những người chân tay yếu, đi lại khó khăn, không nên ăn rau rút vì tính nó tiêu hao dinh dưỡng". Cũng có tài liệu hướng dẫn dùng rau rút chữa chứng hồi hộp, nhịp tim nhanh.
5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày
Rau hẹ là loại rau gia vị quen thuộc với nhiều người, không chỉ ngon miệng mà rau hẹ còn...
Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại...
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể, nhưng khi ăn bạn nên có sự chọn...
Điều gì sẽ xảy ra đối với sức khỏe nếu mỗi ngày ăn một quả ổi?
Ổi là loại trái cây phổ biến, có thể sử dụng trong thực đơn hàng ngày. Vậy điều gì sẽ...
Bánh mì: Món ăn ngon của mọi người nhưng có tác hại khó lường nếu ăn sai cách
Bánh mì ngon, bổ, rẻ là sự lựa chọn tuyệt vời của nhiều người cho bữa sáng bận rộn. Thế...