Mang thai ngoài tử cung là tình trạng một số mẹ bầu thường mắc phải, nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời có thể dẫn đến tử vong cho người mẹ. Vì vậy, các mẹ nuôi con nên nắm được dấu hiệu mang thai ngoài tử cung để biết cách xử lý kịp thời nếu thấy cơ thể có một số dấu hiệu bất thường, tránh trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.
1. Mang thai ngoài tử cung là gì?
Theo một nghiên cứu, cứ 50 phụ nữ thì có 1 phụ nữ mang thai ngoài tử cung (chửa ngoài dạ con). Mang thai ngoài tử cung là hiện tượng phôi thai được hình thành và phát triển không đúng ở vị trí thông thường mà chúng nằm ở bên ngoài tử cung, cụ thể là trong các ống dẫn trứng, buồng trứng hoặc cổ tử cung.
Hầu hết các trường hợp mang thai ngoài tử cũng sẽ phải loại bỏ bào thai bởi phôi thai sẽ chết do nhau thai không cung cấp đủ dung lượng máu để nuôi dưỡng hoặc ống dẫn trứng quá nhỏ để chứa phôi thai ngày càng lớn.
Theo một nghiên cứu khác, có đến 15% trường hợp phụ nữ mang thai ngoài tử cung sẽ dẫn đến vỡ ống dẫn trứng, gây đau đớn và chảy máu hoặc sốc. Bạn cần phải được cấp cứu kịp thời, nếu không có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
Một số trường hợp hiếm gặp, mang thai ngoài tử cung có thể phôi thai hình thành ở lối vào tử cung, buồng trứng hoặc khoang trứng. Đây là những trường hợp biến chứng nghiêm trọng cần có sự can thiệp của bác sĩ kịp thời.
2. Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung
Tình trạng mang thai ngoài tử cung thường được phát hiện khi thai nhi khoảng 4-12 tuần tuổi, có thể muộn hơn. Vì vậy, nếu mẹ nhận thấy có các dấu hiệu dưới đây thì hãy nghi ngờ mình đang mang thai ngoài tử cung.
2.1 Chảy máu âm đạo
Chảy máu âm đạo là dấu hiệu thường gặp nhất khi mang thai ngoài tử cung. Đặc trưng của máu có màu nâu sẫm và lỏng hơn bình thường. So với chu kỳ kinh nguyệt, chảy máu do mang thai ngoài tử cung xuất hiện và chấm dứt một cách đột ngột.
Triệu chứng ra máu trong thai kỳ ngoài lý do mang thai ngoài tử cung thì đó có thể là dấu hiệu của động thai, sảy thai, mẹ nên gặp bác sĩ ngay.
2.2 Đau bụng dưới
Nếu mẹ bầu có dấu hiệu đau thắt ở vùng bụng dưới hoặc gần khu vực trực tràng, các cơn đau xuất hiện đột ngột trong chốc lát hoặc đau từ nhẹ đến nặng và dai dẳng.
2.3 Đau vai
Nếu mẹ cảm thấy đau nhức vùng vai gần cánh tay cũng là một dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị chảy máu trong do mang thai ngoài tử cung. Tuy nhiên đây cũng là một trong những dấu hiệu mà mẹ thường bỏ qua vì nhầm lẫn với các cơn đau mỏi thông thường khác như đau xương khớp hoặc vận động sai tư thế.
Nếu mẹ bầu bị đau vai kết hợp với một số triệu chứng khác như chảy máu âm đạo, mệt mỏi và đau bụng dưới thì hãy nghi ngờ khả năng mang thai ngoài tử cung là rất cao.
2.4 Bất tiện khi đi vệ sinh
Mẹ bầu sẽ cảm thấy khó chịu khi đi vệ sinh do việc mang thai ảnh hưởng đến ruột và bàng quang. Đó có thể là triệu chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu. Tuy nhiên nếu mẹ thấy bị đau, thậm chí đau buốt khi đi vệ sinh xuất hiện với một số triệu chứng khác cũng có thể do mang thai ngoài tử cung.
2.5 Chuột rút
Nếu mẹ bị chuột rút cùng các dấu hiệu như đau bụng, chảy máu âm đạo cũng có thể là nguy cơ mang thai ngoài tử cung.
2.6 Hoa mắt, chóng mặt
Trường hợp mang thai ngoài tử cung còn khiến cho mẹ bầu cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, ù tai. Nếu xuất hiện cùng các triệu chứng như đau đột ngột, tụt huyết áp, chảy máu âm đạo thì hãy nhập viện ngay lập tức.
2.7 Mẹ bầu bị tụt huyết áp
Nếu bị rò rỉ máu âm đạo khiến cho mẹ bị hạ huyết áp đột ngột kèm theo mệt mỏi, khó thở.
2.8 Buồn nôn
Nhiều bà mẹ nhầm lẫn buồn nôn là dấu hiệu của việc mang thai nhưng trong trường mang thai ngoài tử cung, mẹ cũng có triệu chứng buồn nôn.
Nhiều mẹ bầu thắc mắc mang thai ngoài tử cung thử que được không? Mẹ vẫn có thể thử que bình thường tuy nhiên kết quả sẽ không thể kết luận được việc mẹ bị chửa ngoài dạ con mà vẫn báo kết quả 2 vạch - thông báo mẹ đã mang thai như thông thường.
Điều đó là bởi que thử thai hoạt động trên nồng độ hormone HCG có trong nước tiểu của người mẹ, không phụ thuộc vào vị trí hình thành túi thai.
3. Nguyên nhân có thai ngoài tử cung
Mang thai ngoài tử cung không có nguyên nhân chính xác nhưng bác sĩ dự đoán một số nguyên nhân sau:
3.1 Do viêm nhiễm vòi trứng
Đây là những bệnh lý thường lây nhiễm qua đường tình dục, tình trạng viêm nhiễm sẽ gây tắc và hẹp vòi trứng dẫn đến việc chửa ngoài dạ con.
3.2 Do các bệnh lý phụ khoa
Các bệnh phụ khoa như dị dạng bẩm sinh vòi trứng hoặc khối u phần phụ cũng là nguyên nhân gây ra mang thai ngoài tử cung. Bệnh lạc nội mạc tử cung hoặc các khối u phần phụ xuất hiện gây chèn ép lên vòi trứng. Ngoài ra có thể do những phẫu thuật ở vùng bụng làm cho vòi trứng bị dị dạng,...
3.3 Do hút thuốc lá
Việc người mẹ trực tiếp hút thuốc lá hoặc hút thụ động thông qua chồng hoặc người thân cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng mang thai ngoài dạ con. Một nghiên cứu cho thấy thuốc lá không những làm chậm hoặc cản trở quá trình thụ thai, sảy thai mà còn dẫn đến việc chửa ngoài dạ con.
4. Những biến chứng của mang thai ngoài tử cung
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, đúng cách của việc mang thai ngoài tử cung, mẹ có thể bị đối mặt với các biến chứng dưới đây:
4.1 Khả năng phải bỏ thai là rất cao
Nhiều mẹ thắc mắc rằng "mang thai ngoài tử cung có giữ được không?" thì câu trả lời là hầu hết các trường hợp phải bỏ thai vì thai nhi sẽ không thể phát triển bình thường được nếu không nằm đúng chỗ, bào thai sẽ khó tiếp nhận được dinh dưỡng và không đủ diện tích cho em bé ngày càng lớn. Vì vậy cách xử lý thai ngoài tử cung là mẹ hãy đến gặp bác sĩ ngay để có phương án ngưng thai kịp thời.
4.2 Mất máu nhiều, nguy hiểm đến tính mạng
Nếu không được phát hiện sớm, chửa ngoài dạ con khi túi thai lớn dễ gây ra hiện tượng vỡ ống dẫn trứng, vỡ túi thai sẽ gây chảy máu ồ ạt, ảnh hưởng trực tiếp đến ổ bụng. Nếu mẹ bị mất máu quá nhiều có thể dẫn đến tử vong.
Nhiều mẹ cũng thắc mắc rằng "thai ngoài tử cung mấy tuần thì vỡ?" Điều này còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như:
Độ tuổi của thai nhi: Nếu thai nhi càng lớn thì khả năng bị vỡ càng cao
Tùy vào vị trí mà bào thai làm tổ: Bào thai có thể được hình thành ở buồng trứng, vòi trứng hoặc cổ tử cung, nếu diện tích nơi làm tổ càng bé thì càng vỡ sớm.
4.3 Tăng nguy cơ vô sinh
Nếu không được can thiệp và xử lý kịp thời, trong nhiều ca phẫu thuật bắt buộc sản phụ phải cắt vòi trứng để duy trì tính mạng, điều này cũng có nghĩa là mẹ không còn có khả năng mang thai về sau.
5. Cách phòng tránh mang thai ngoài tử cung
Để phòng tránh tình trạng chửa ngoài dạ con mẹ nên lưu ý một số yếu tố dưới đây có thể dẫn đến tình trạng này:
- Không nên sinh con ngoài độ tuổi 35
- Vô sinh, hiếm muộn, khó có con
- Không hút thuốc lá hoặc tránh hút thụ động từ người khác
- Việc sử dụng các biện pháp hỗ trợ sinh đẻ các lần trước cũng có thể dẫn đến chửa ngoài dạ con.
- Mẹ có tiền căn thai ngoài tử cung, sẽ có nguy cơ tiếp tục bị chửa ngoài dạ con các lần sau
- Nếu đang mắc một số bệnh tình dục, viêm nhiễm thì nên tạm dừng kế hoạch sinh con để điều trị dứt điểm,...
Trên đây là một số thông tin về tình trạng chửa ngoài dạ con cũng như dấu hiệu mang thai ngoài tử cung, mẹ cần nắm rõ để nhận biết sớm nhằm có phương án cứu chữa kịp thời.