Dưới đây là sáu loại thực phẩm có thể khiến bạn già đi nhanh hơn:
1. Cà phê
Những người uống hơn 6 tách cà phê mỗi ngày có nguy cơ bị teo não và mắc chứng sa sút trí tuệ cao hơn 53% so với những người uống ít hơn. Một số nghiên cứu thậm chí còn phát hiện rằng cứ mỗi 100 mg caffeine (tương đương với một tách cà phê) có thể đẩy nhanh lão hoá tới 2,4 năm. Tuy nhiên, bạn có thể không cần phải từ bỏ hoàn toàn tách cà phê buổi sáng của mình.
Trên thực tế, uống cà phê vừa phải có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, từ cải thiện sức mạnh cơ bắp đến giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Một số nghiên cứu thậm chí còn phát hiện rằng những người uống từ 1,5 đến 3,5 tách cà phê mỗi ngày có nguy cơ tử vong trong thời gian nghiên cứu giảm 21% so với những người không uống cà phê.
2. Sữa
Sữa được cho là có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, loãng xương và ung thư đại tràng, nhưng ngày càng có nhiều nghiên cứu khám phá những mặt hạn chế của sữa.
Sữa nguyên kem không chỉ làm tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt và bệnh Parkinson mà còn có thể tăng nguy cơ suy giảm nhận thức ở người lớn tuổi và gia tăng lão hóa sinh học.
Sữa nguyên kem có hàm lượng chất béo cao hơn. Đã có nghiên cứu về chế độ ăn nhiều chất béo và viêm nhiễm cho thấy, khi bị viêm, các tế bào không thể tái tạo hiệu quả và bắt đầu thoái hóa.
3. Đồ ăn cay
Thêm quá nhiều gia vị cay vào thức ăn có thể khiến bạn có nguy cơ mắc chứng mất trí cao hơn.
Các nhà nghiên cứu đã theo dõi một nhóm người cao tuổi Trung Quốc trong 15 năm và phát hiện ra rằng những người thường xuyên tiêu thụ hơn 50 gram ớt mỗi ngày đạt điểm nhận thức thấp hơn những người ăn ít đồ cay.
Bên cạnh đó, chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên chọn gia vị tươi thay vì các loại đã qua chế biến như tương ớt, bột cà ri vì sự kết hợp của chất bảo quản và natri trong một số loại gia vị đóng gói sẵn có thể ảnh hưởng đến não bộ.
4. Natri
Nhiều người đã biết natri không tốt cho tim. Ăn quá nhiều natri có thể làm tăng huyết áp. Tăng huyết áp có liên quan đến nguy cơ đột quỵ, bệnh tim mạch và các bệnh mãn tính liên quan đến tuổi tác.
WHO khuyến cáo người trưởng thành chỉ nên ăn dưới 2.000mg natri/ngày (tương đương với 5g muối/người/ngày). Điều tra năm 2015 cho thấy trung bình một người trưởng thành Việt Nam tiêu thụ 3.760 mg natri/ngày (tương đương với 9,4g muối/ngày), nhiều gấp khoảng 2 lần so với khuyến cáo.
Các nghiên cứu cho thấy chế độ ăn nhiều natri có thể làm suy giảm chức năng nhận thức nhận.
5. Carbohydrate
Carbohydrate kích hoạt phản ứng viêm, điều này có tác động tiêu cực đến sức khỏe của bạn.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn phải từ bỏ các thực phẩm chứa carb. Quan trọng là hấp thụ một cách điều độ.
Bạn nên bổ sung lượng carbohydrate bằng 45% - 60% tổng năng lượng ăn vào. Các nguồn cung cấp carbohydrate thích hợp nhất là rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu vì hàm lượng chất xơ cao.
6. Chất tạo ngọt nhân tạo
Chất làm ngọt nhân tạo là những hóa chất nhân tạo được thiết kế để đánh lừa não bộ nghĩ rằng nó đang ăn đường nhưng không có calo.
Nghiên cứu cho thấy, uống một lon nước ngọt ăn kiêng mỗi ngày có thể tăng nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ. Trong khi đó, tiêu thụ nhiều chất tạo ngọt nhân tạo được cho là làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, như đau tim và đột quỵ.
(Theo Fortune)