Nếu là cha mẹ thì đương nhiên nên giúp con mình có nhiều trải nghiệm để con có thể lớn lên thông minh. Các chuyên gia chỉ ra rằng “những đứa trẻ thông minh không phải là bẩm sinh mà phụ thuộc vào giáo dục của cha mẹ” và “thời điểm trước 10 tuổi là quan trọng nhất”. Bởi vì đây là thời kỳ hình thành hệ thống thần kinh có thể nâng cao chức năng não của trẻ lớn nhất. Tạp chí sức khỏe của Mỹ ‘eBlogLine' đã giới thiệu 5 tips giúp nuôi dạy trẻ thông minh hơn.
Giấc ngủ
Nếu người lớn không ngủ đủ giấc thì họ sẽ trải qua ngày hôm đó với đầu óc mơ màng. Các chuyên gia nói rằng ngay cả khi thời gian ngủ của một đứa trẻ học lớp lớp 6 giảm xuống một giờ thì bộ não của chúng chỉ như học sinh lớp 4. Ngoài ra, cần đặc biệt chú ý vì thiếu ngủ ở trẻ em có thể gây trở ngại cho cuộc sống học đường. Những đứa trẻ có nhịp điệu sinh học bình thường thường không ngủ đến khuya như người lớn, và cha mẹ phải cố gắng giúp trẻ ngủ đủ và đúng giờ.
Âm nhạc
Nếu học cách chơi nhạc cụ thì có thể giúp cải thiện trí tuệ. Những đứa trẻ đã từng chơi nhạc cụ thường nổi bật hơn những đứa trẻ khác không chỉ vì tài lẻ mà còn cả trí thông minh. Theo một nghiên cứu, IQ của những đứa trẻ tham gia lớp học piano cho thấy não của chúng phát triển liên tục.
Vận động
Có những đứa trẻ dành nhiều năng lượng hơn ở sân chơi hơn là thư viện. Đừng vì muốn trẻ học nhiều mà ngăn cản thời gian vui chơi vận động của trẻ. Theo nghiên cứu, trẻ em có thể học từ vựng mới nhanh hơn khoảng 20% sau các hoạt động thể chất như tập thể dục. Ngoài ra, tập thể dục đều đặn trong ba tháng, mạch máu não sẽ mở rộng, điều này được biết sẽ giúp làm tăng trí nhớ và khả năng học tập của trẻ em khoảng 30%.
Trò chơi
Các trò chơi như cờ vây, sudoku là một trong những cách tốt nhất để tập luyện cho bộ não của trẻ. Những trò chơi này có hiệu quả trong việc huấn luyện cho não xử lý thông tin và học tập nhanh hơn. Đặc biệt được biết đến là giúp ích rất nhiều cho việc nâng cao năng lực logic.
Đọc sách cùng nhau
Đọc sách là một trong những cách tốt nhất để nâng cao kiến thức của trẻ em. Đặc biệt, khi đọc sách, bố mẹ phải là người giúp trẻ hiểu được ý nghĩa cũng như các câu chữ trong sách. Việc học đọc như thế này giúp phát triển khả năng viết và cảm nhận của trẻ em. Nếu bạn không thể đọc sách cho con mỗi tuần/lần, ít nhất hãy tạo ra một môi trường để trẻ em có thể sống xung quanh sách.
(Theo Kormedi)