Phụ Nữ Sức Khỏe

Cha mẹ có từng thắc mắc tại sao con mình lại trở nên nhút nhát? Một số hành động cho cha mẹ có thể làm để giúp con tự tin và dũng cảm hơn

Một đứa trẻ cảm thấy nhút nhát là điều tự nhiên và là giai đoạn mà các em phải trải qua. Trong xã hội ngày nay, việc mang tính cách nhút nhát có thể gây nhiều áp lực cho các em, đặc biệt là những đứa trẻ hướng nội. Cha mẹ cần hỗ trợ, giúp đỡ các em giải tỏa được sự lo lắng và vượt qua được sự nhút nhát.

Bạn đã từng bắt gặp hình ảnh nào dưới đây?

Một đứa trẻ tỏ ra rất nhút nhát khi gặp những đứa trẻ khác. Em có vẻ lo lắng hoặc sợ hãi khi ở gần những đứa trẻ khác và không nói nhiều, thường chơi một mình vào giờ giải lao.

Một đứa trẻ xem những đứa trẻ khác đang làm gì nhưng không tham gia. Vào giờ giải lao, các em xem những đứa trẻ khác chơi nhưng sau đó tự chơi.

Một đứa trẻ rất ít nói, không nói gì nhiều với bạn bè.

Một cuộc khảo sát của Heidi Gazelle (Đại học Bắc Carolina tại Greensboro) với đối tượng gần 700 học sinh lớp ba cho thấy những đứa trẻ nhút nhát muốn tiếp xúc với bạn bè cùng trang lứa, nhưng sự nhút nhát đã kìm hãm các em lại. Khi ở xung quanh những đứa trẻ khác, những đứa trẻ nhút nhát có cảm giác như bị người ngoài nhìn vào. Các em thường chơi một mình hoặc chỉ im lặng nhìn người khác vui đùa mà không tham gia.

Vòng luẩn quẩn của sự nhút nhát

Nhiều đứa trẻ nhút nhát bị mắc kẹt trong một vòng luẩn quẩn khiến các em không thể kết nối với người khác. Các em cảm thấy không thoải mái trong môi trường xã hội nên tránh tương tác với các bạn cùng lứa tuổi. Điều này có nghĩa là các em ít được thực hành trò chuyện và chơi với những đứa trẻ khác, vì vậy sẽ ít có cơ hội phát triển các kỹ năng xã hội như giao tiếp, tranh luận phản biện, ... Sự thiếu kỹ năng xã hội tương đối của bản thân càng khiến các em cảm thấy không thoải mái và muốn trốn tránh các tình huống xã hội.

Những đứa trẻ nhút nhát tự giam mình vì các em tập trung vào sự khó chịu của chính mình. Ví dụ, các em dành thời gian giải lao để đọc sách hoặc im lặng nhìn chằm chằm vào những đứa trẻ khác từ khoảng cách 10 feet. Thật không may, điều này khiến bạn bè cảm thấy các em không muốn kết bạn. Những đứa trẻ nhút nhát có nhiều khả năng bị bạn bè không thích. Những chàng trai nhút nhát có xu hướng bị đánh giá khắt khe hơn những cô gái nhút nhát.

Nguyên nhân khiến trẻ trở nên nhút nhát

Có một số nguyên nhân khiến con bạn trở nên nhút nhát như:

Di truyền: Một số gen nhất định có thể ảnh hưởng đến tính cách và tính cách của trẻ.

Nhân cách: Một số người bản chất nhạy cảm và dễ bị ngoại cảnh đe dọa hơn những người khác.

Hành vi học được: Trẻ em thường học cách cư xử bằng cách quan sát cha mẹ. Nếu cha mẹ nhút nhát, rất có thể họ đang dạy con mình trở nên nhút nhát.

Quan hệ gia đình: Đôi khi, những đứa trẻ không cảm thấy an toàn trong gia đình hoặc với người lớn mà các em thường tiếp xúc cũng có thể khiến các em trở nên nhút nhát. Cha mẹ hống hách hoặc bảo bọc quá mức cũng có thể khiến con cái họ trở nên nhút nhát hoặc sợ hãi.

Thiếu giao tiếp xã hội: Những đứa trẻ thiếu vắng sự tương tác với con người trong những năm phát triển đầu đời có thể khiến các em trở nên nhút nhát khi lớn lên.

Bị chỉ trích dữ dội: Những đứa trẻ bị cha mẹ, giáo viên hoặc bạn bè trêu chọc, bắt nạt hoặc bị chỉ trích thường có xu hướng nhút nhát.

Nỗi sợ thất bại:  Những đứa trẻ cảm thấy như mình đã thất bại hoặc liên tục bị vượt quá giới hạn của mình có thể biểu hiện là nhút nhát.

Làm sao để giúp trẻ vượt qua sự nhút nhát?

Mặc dù nhút nhát là một giai đoạn phát triển tự nhiên mà trẻ em rất có thể sẽ vượt qua, nhưng bạn có thể hỗ trợ các em bằng nhiều cách như sau:

Đừng bao giờ “gắn mác” trẻ là người nhút nhát: Nếu trẻ biết bản thân mình nhút nhát, các em có thể bắt đầu tự chỉ trích bản thân. Ý nghĩ rằng sự nhút nhát là xấu sẽ khiến trẻ cảm thấy nhút nhát, tự ti hơn.

Chấp nhận trẻ: Đừng bao giờ chế giễu trẻ vì các em nhút nhát. Thay vào đó, hãy cố gắng để trẻ biết rằng bạn chấp nhận và yêu thương trẻ như chính con người các em.

Cố gắng hiểu trẻ: Hãy hỏi trẻ về sự nhút nhát của các em, cố gắng hiểu nỗi sợ hãi hoặc do dự của trẻ.

Hãy cho trẻ biết bạn luôn liên kết với trẻ: Kể cho con bạn nghe về những lần bạn cảm thấy ngại ngùng, nói chuyện với trẻ về cách làm sao để bạn cảm thấy tốt hơn. Trẻ em thường dựa vào cha mẹ của mình. Việc bạn đã vượt qua nỗi lo lắng của mình sẽ mang lại cho các em một cảm giác mạnh mẽ và được trao động lực lớn.

Làm mẫu về sự tự tin cho trẻ: Không có cách nào tốt hơn để trẻ học cách hành động hơn là xem cha mẹ làm mẫu.

Nói về lợi ích của việc hướng ngoại: Chia sẻ những câu chuyện về tính cách hướng ngoại đã giúp bạn như thế nào trong cuộc sống. Nói về những hành vi mà bạn muốn con mình chấp nhận. Và hãy khen ngợi trẻ khi các em làm những hành vi hướng ngoại này.

Đặt mục tiêu: Hãy đặt một số mục tiêu để giúp trẻ thoải mái hơn trong giao tiếp xã hội. Đảm bảo rằng trẻ có thể thực hiện các mục tiêu nhỏ mỗi ngày, chẳng hạn như chào hỏi mọi người.

Cho trẻ tiếp xúc với những điều mới: Cố gắng cho trẻ thấy những điều mới và cho trẻ tiếp xúc với những trải nghiệm mới. Hãy ủng hộ trẻ nếu trẻ bộc lộ nhiều đặc điểm hướng ngoại hơn theo thời gian.

Đảm bảo rằng trẻ có thể làm những việc mà các em giỏi: Nếu con bạn có thể tham gia vào các hoạt động mà các em yêu thích và giỏi, các em sẽ dần có ý thức tuyệt vời về sự tự tin và mục tiêu của bản thân. Hãy khen ngợi trẻ khi trẻ giỏi điều gì đó và tạo cơ hội cho các em làm những điều đó. Bằng cách tham gia vào các hoạt động mà các em yêu thích, các em thậm chí có thể có một khoảng thời gian dễ dàng hơn để kết nối với những đứa trẻ có cùng sở thích.

Ngọc Minh (Dịch)

Tin liên quan

Cha mẹ cần làm gì khi con nhút nhát?

Trẻ nhút nhát thường tự ti, thiếu chủ động, không dám mạo hiểm và dễ bỏ qua nhiều cơ hội...

Khắc phục tính nhút nhát ở trẻ dưới 5 tuổi, cha mẹ nên làm gì để giúp con tự tin...

Nhiều cha mẹ 'đau đầu' khi con nhút nhát, ngại giao tiếp... đây là giải pháp giúp trẻ tự tin...

Tại sao trẻ em nên được dạy rằng không chỉ cần IQ cao mà còn cần chỉ số AQ vượt...

Điều mà bất kỳ bậc cha mẹ nào cũng mong ước khi có con là gì? Đó chính là nuôi...

4 món ăn nhanh trẻ em cực kỳ yêu thích nhưng lại là thủ phạm làm suy giảm trí thông...

Dinh dưỡng là yếu tố vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ em. Tuy nhiên, không...

3 nguyên nhân dẫn đến tình trạng dậy thì sớm ở trẻ em và những hậu quả khó tránh khỏi

Dậy thì sớm ở trẻ đang là vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm… vì nhiều trường hợp dậy...

Những di chứng hậu COVID-19 ở trẻ em và cách phòng tránh

Hậu COVID-19 (COVID kéo dài) là một thuật ngữ chung bao hàm các triệu chứng sức khỏe thể chất và...

Phim hoạt hình “Kotaro Lives Alone” - Bài học về chào hỏi và lòng tốt cho con qua câu chuyện...

Kotaro và Karino là hai trong số những nhân vật đáng yêu và tích cực nhất từ ​​anime “Kotaro Lives...

Tin mới nhất

Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng

16 giờ trước

Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?

21 giờ trước

Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công

1 ngày 17 giờ trước

Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời

1 ngày 17 giờ trước

10 kỹ năng giúp trẻ sử dụng thiết bị công nghệ lành mạnh

1 ngày 17 giờ trước

Từng cán mốc gần 70kg khi đi đẻ, Võ Hạ Trâm khiến dân tình choáng ngợp với vóc dáng sau...

2 ngày 2 giờ trước

Trẻ uống nhiều sữa hay ham ăn đồ ăn nhanh sẽ dậy thì sớm? Câu trả lời khiến nhiều bậc...

19/11/2024 12:10

Top 9 loại thực phẩm lành mạnh nhất cho trẻ em!

19/11/2024 12:07

Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?

19/11/2024 05:28

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình