Phụ Nữ Sức Khỏe

5 loại trà chứa chất chống oxy hóa tốt nhất hỗ trợ hệ thống miễn dịch trong mùa lạnh

Uống một tách trà nóng vào buổi sáng sẽ mang lại cảm giác thư thái, giúp xoa dịu thần kinh. Ngoài ra, trà còn chứa chất chống oxy hóa còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và hỗ trợ hệ thống miễn dịch, nhất là trong mùa lạnh.

Cơ thể liên tục phải "chiến đấu" với các gốc tự do, là sản phẩm phụ của quá trình trao đổi chất và tập thể dục. Trong trường hợp bình thường, cơ thể có thể xử lý các gốc tự do này nhưng quá trình lão hóa, thói quen ăn uống, hút thuốc và một số yếu tố môi trường có thể gây tổn hại cho hệ thống miễn dịch.

Theo thời gian, các gốc tự do có thể gây ra stress oxy hóa làm tổn thương tế bào, khiến chúng hoạt động kém hiệu quả hơn, do đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính, bệnh tật và lão hóa sớm.

Chất chống oxy hóa trong trà, đặc biệt là polyphenol, là những hợp chất thực vật mạnh có thể giúp ngăn ngừa hoặc trì hoãn tổn thương oxy hóa do các gốc tự do gây ra. Nhận nhiều chất chống oxy hóa cũng có thể giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Tuy nhiên, loại và nồng độ chất chống oxy hóa có trong trà khác nhau tùy thuộc vào giống trà cũng như cách trồng và chế biến trà.

Dưới đây là 5 loại trà tốt nhất để hỗ trợ hệ thống miễn dịch của cơ thể:

1. Trà matcha chứa catechin - một chất chống oxy hóa

Trà matcha giàu chất chống oxy hóa.

Một nửa thìa cà phê (g) bột matcha chứa:

  • Lượng calo: 3
  • Chất đạm: 1g
  • Chất béo: 0g
  • Carbohydrate: 0g
  • Chất xơ: 1g
  • Đường: 0g

Trà matcha là một loại trà xanh là một phần của văn hóa Nhật Bản nhưng đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Sự khác biệt giữa trà xanh và trà xanh matcha nằm ở khâu trồng trọt và chế biến, trong đó cây trà xanh sau này được trồng ở nơi tránh ánh nắng mặt trời trong vài tuần trước khi thu hoạch. Sau đó, gân lá và thân được loại bỏ, lá trà được nghiền thành bột.

Matcha được biết đến là loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, đặc biệt là catechin, một loại polyphenol. Một số loại catechin có trong matcha có thể có nồng độ cao hơn 137 lần so với một số loại trà xanh khác. Catechin là một chất có trong trà có thể giúp giảm viêm bằng cách chống lại các gốc tự do và giữ cho tổn thương tế bào này ở mức tối thiểu có thể giúp giảm nguy cơ phát triển các bệnh mạn tính.

Vì matcha là một loại trà dạng bột nên cơ thể con người sẽ hấp thụ được toàn bộ dưỡng chất từ toàn bộ lá trà. Do đó, lượng caffeine hiện diện cũng sẽ cao hơn đáng kể so với một tách trà xanh ngâm thông thường. Điều đó có nghĩa là chỉ cần một lượng nhỏ bột matcha để có được những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại.

Trà matcha là loại trà có tính linh hoạt, có thể dễ dàng chuẩn bị một tách trà matcha bằng cách thêm một hoặc hai thìa cà phê bột matcha với nước nóng hoặc thưởng thức nó như một loại đồ uống ướp lạnh có thêm đá. Để có một hương vị khác, có thể thêm sữa vào trà để làm một ly matcha latte.

2. Trà trắng có nồng độ chất chống oxy hóa cao

Một tách trà trắng pha chứa:

  • Lượng calo: 0
  • Chất đạm: 0g
  • Chất béo: 0g
  • Carbohydrate: 0g
  • Chất xơ: 0g
  • Đường: 0g

Mặc dù trà trắng có thể không có bất kỳ chất dinh dưỡng đa lượng nào (các chất dinh dưỡng như chất béo hoặc protein mà cơ thể chúng ta cần với số lượng lớn), nhưng nó có chứa nhiều chất chống oxy hóa, bao gồm polyphenol, flavonoid và tannin. Vì trà trắng được chế biến tối thiểu nên nó có nhiều chất chống oxy hóa hơn nhiều loại trà khác.

Có nguồn gốc từ Trung Quốc và Ấn Độ, trà trắng được làm từ cây Camellia sinensis. Lá và chồi của nó được hái ngay trước khi chúng nở hoàn toàn, khi chúng được bao phủ bởi những sợi lông trắng mịn nên được gọi là trà trắng.

Trà xanh và trà đen cũng được làm từ cây Camellia sinensis. Tuy nhiên, các phương pháp chế biến khác nhau mang lại cho chúng hương vị và mùi thơm độc đáo. Trà trắng là loại trà ít được chế biến nhất trong ba loại trà. Nó được phơi nắng trong thời gian ngắn sau khi thu hoạch để giảm thiểu quá trình oxy hóa, vì quá trình oxy hóa có thể làm tối màu và hương vị của lá trà. Nhờ đó, nó giữ lại một lượng lớn chất chống oxy hóa.

Trà trắng là loại trà thực sự ít được chế biến nhất. So với trà xanh và trà matcha, trà trắng thường có ít caffeine hơn 15% và tùy thuộc vào giống, nó mang lại hương vị tinh tế và nhẹ nhàng.

Vì nó được xử lý ở mức tối thiểu nên các hợp chất chống oxy hóa của nó, chẳng hạn như catechin, được giữ lại ở mức độ cao. Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nồng độ chất chống oxy hóa cao có trong trà trắng có thể đóng vai trò phòng ngừa ung thư bằng cách bảo vệ chống lại tổn thương tế bào từ các gốc tự do, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim, chống lão hóa da và thậm chí giúp giảm cân.

Ngoài ra, trà trắng còn có thể giúp giảm bệnh Parkinson, Alzheimer, theo đánh giá 8 nghiên cứu với hơn 5.600 người cho thấy những người uống trà có nguy cơ mắc bệnh Parkinson thấp hơn 15% so với những người không uống trà trắng.

Một phân tích khác của 26 nghiên cứu và hơn 52.500 người cho thấy uống trà hàng ngày có liên quan đến việc giảm 35% nguy cơ mắc các chứng rối loạn não như bệnh Alzheimer.

3. Trà kỷ tử cải thiện khả năng miễn dịch

Trà kỷ tử.

5 thìa canh hoặc 28g quả kỷ tử khô có chứa:

  • Lượng calo: 97,7
  • Chất đạm: 4g
  • Chất béo: 0,1g
  • Carb: 21,6g
  • Chất xơ: 3,6g
  • Canxi: 53,2mg
  • Sắt: 1,9mg
  • Natri: 83,4mg
  • Vitamin C: 13,6mg
  • Vitamin A: 7500 đơn vị quốc tế (IU)
  • Cholesterol: 0mg
  • Threonin: 0,1g
  • Leucin: 0,128g
  • Lysin: 0,065g
  • Phenylalanin: 0,076g
  • Tyrosin: 0,062g
  • Acid aspartic: 0,479g

Quả kỷ tử có màu đỏ tươi với hương vị ngọt ngào, thơm và mọc trên một loại cây bụi có nguồn gốc từ châu Á. Loại quả mọng này đã được sử dụng hàng nghìn năm trong y học cổ truyền nhiều nước. Ngày nay, thường được tiêu thụ vì tác dụng chống oxy hóa và làm giảm các dấu hiệu lão hóa.

Nếu đang tìm kiếm các loại trà không chứa caffeine, một trong những lựa chọn hàng đầu sẽ là trà kỷ tử. Trà kỷ tử có đặc tính hỗ trợ điều trị bệnh và chống oxy hóa, có thể cải thiện khả năng miễn dịch và bảo vệ chống lại các bệnh mạn tính như bệnh tim, ung thư và đái tháo đường.

Điều khiến quả kỷ tử trở thành một trong những loại trà ưa thích là bắt nguồn từ lượng vitamin A dồi dào. Cứ 5 thìa canh (28g) quả kỷ tử khô chứa lượng vitamin A gấp ba lần cần trong một ngày. Vitamin A đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa hệ thống miễn dịch và bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm trùng bằng cách giữ cho da và các mô trong miệng, dạ dày, ruột và phổi khỏe mạnh.

Tuy nhiên, trên thực tế, khó có thể vượt quá lượng vitamin A được khuyến nghị hàng ngày từ trà kỷ tử trừ khi cũng ăn hết 5 thìa dùng để ngâm ấm trà của mình. Để tạo ra một cốc có hương vị thơm ngon, hãy thêm 1 đến 2 thìa cà phê quả kỷ tử khô với nước nóng và ngâm trong vòng 10 đến 15 phút là đủ. Uống nguyên chất hoặc làm ngọt tùy theo sở thích của mỗi người. Để phát huy mùi thơm của quả mọng có thể thêm một lát gừng.

4. Trà dâm bụt chứa chất chống oxy hóa phong phú

Trà dâm bụt.

Trong mỗi khẩu phần 240g trà dâm bụt nóng có chứa:

  • Lượng calo: 0
  • Chất béo: 0g
  • Chất đạm: 0g và 0g
  • Carb: 0g
  • Đường: 0g
  • Chất xơ: 0g
  • Vitamin A: 0,00mcg
  • Vitamin C: 0,0mg,
  • Vitamin D: 0,00mcg
  • Sắt: 0,19mg
  • Canxi: 19,20mg
  • Kali: 48mg

Trà dâm bụt là sự pha trộn của cánh hoa dâm bụt khô, lá đài và lá. Những bông hoa có nhiều màu sắc khác nhau nhưng loại màu đỏ thường được sử dụng trong các chất bổ sung thảo dược. Hàm lượng chất chống oxy hóa phong phú, đặc biệt là anthocyanin, mang lại cho cây màu đỏ, xanh lam và tím. Anthocyanin có thể bảo vệ tế bào, mô và cơ quan bằng cách tăng cường màng tế bào, làm cho chúng ít xốp hơn và dễ bị tổn thương bởi các gốc tự do.

Trà dâm bụt giúp ổn định huyết áp, giảm lượng cholesterol xấu, hỗ trợ tăng cường sức khỏe cho gan, hỗ trợ điều trị đái tháo đường, tăng sức đề kháng...

Để thưởng thức một cốc trà dâm bụt, hãy ngâm trà trong nước sôi 5 phút, có thể thêm quả nam việt quất vào trà dâm bụt để uống.

5. Trà nghệ có đặc tính kháng virus và kháng khuẩn

Trà nghệ.

Một muỗng canh bột nghệ chứa:

  • Calo: 29
  • Chất đạm: 0,91g
  • Chất béo: 0,31g
  • Carb: 6,31g
  • Chất xơ: 2,1g
  • Đường: 0,3g
  • 26% nhu cầu mangan hàng ngày
  • 16% lượng sắt hàng ngày
  • 5 phần trăm kali hàng ngày
  • 3% vitamin C hàng ngày

Nghệ được sử dụng như một loại gia vị trong nấu ăn, nhưng bột nghệ được nghiền từ củ nghệ cũng có thể dùng như trà khi thêm vào nước.

Củ nghệ được biết đến nhiều nhất với chất curcumin, curcumin được cho là hỗ trợ hệ thống miễn dịch bằng cách điều chỉnh sự phát triển của tế bào hệ thống miễn dịch và tế bào gây ung thư, đồng thời giảm viêm trong cơ thể, có thể có lợi cho những người bị viêm khớp và các tình trạng viêm khác. Nó cũng được ghi nhận là có đặc tính kháng virus và kháng khuẩn, và theo truyền thống, trà nghệ được đánh giá là làm giảm các triệu chứng cảm lạnh và cúm.

Nghệ mang lại hương vị cay nồng và đắng, vì vậy không cần nhiều nguyên liệu để pha trà. Thêm ½ muỗng cà phê bột nghệ vào 2 cốc nước và đun sôi hỗn hợp. Sau đó, giảm nhiệt và đun sôi trong 5 đến 10 phút. Cũng có thể tăng thêm gia vị cho trà bằng cách thêm quế xay hoặc một hoặc hai lát chanh để đồ uống có hương vị chua dễ uống hơn.

Uống trà có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe và một số loại trà có thể giúp cải thiện khả năng miễn dịch. 5 loại trà này đặc biệt chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào của bạn, hỗ trợ hệ thống miễn dịch khỏe mạnh và hơn thế nữa. Vì một số loại trà thảo dược, chẳng hạn như kỷ tử, dâm bụt và nghệ, có chứa đặc tính chữa bệnh, nên hãy trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng nếu đang dùng thuốc, đang mang thai hoặc cho con bú.
 
Theo Bảo Châu/Sức Khỏe và Đời Sống

Tin liên quan

Ba lý do khiến nhiều người ăn hải sản bị ngộ độc

Theo bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), nhiều trường...

Loại rau thường có trong mâm cơm mỗi nhà nhưng không phải ai cũng nên ăn

Rau đay có rất nhiều chất dinh dưỡng, có công dụng chữa bệnh, không kỵ với thực phẩm khác. Tuy...

Loại quả nấu đủ món ngon, chữa nhiều căn bệnh

Đậu bắp xuất hiện khá phổ biến trong bữa ăn hằng ngày của người Việt. Tuy vậy, không phải ai...

So sánh tác dụng của trà đá và trà nóng

Hai loại trà đá và nóng đều tốt cho sức khỏe nhưng có một số khác biệt về hương vị,...

Lạm dụng đồ uống có đường là 'con đường tắt' dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm

Tiêu thụ đồ uống có đường quá nhiều được xem là “con đường tắt” dẫn đến nhiều bệnh lý mạn...

Công dụng của rau cải cúc ít người biết

Cải cúc là loại rau quen thuộc trong mùa đông, loại rau này cũng mang lại nhiều lợi ích với...

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn thường xuyên ăn lá lốt?

Lá lốt là loại rau gia vị quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của người Việt, vậy lá lốt...

Tin mới nhất

Chuẩn bị đi nghỉ lễ, cha mẹ chồng bất ngờ đến chơi

1 ngày 5 giờ trước

49 ngày ông nội tôi định về quê, nghe bạn trai yêu 7 năm nói tôi muốn chia tay luôn

1 ngày 10 giờ trước

Trước cưới 2 tuần bạn gái đưa ra một đề nghị, nghe xong tôi sửng sốt, hoài nghi về bản...

1 ngày 10 giờ trước

Gặp lại bạn trai cũ, tôi cho 2 bố con nhận nhau, phản ứng của anh ấy làm tôi hối...

1 ngày 10 giờ trước

Đi công tác về, tôi tặng vợ đôi khuyên tai vàng sang trọng, không ngờ em quỳ rạp xuống rồi...

2 ngày 9 giờ trước

Bạn gái nói có bầu, tôi quyết không nhận, chưa cưới sao tin được đó là con mình cơ chứ

25/04/2024 22:13

Mẹ chồng ghê gớm coi tôi như người đẻ thuê, nhưng thái độ của bà với 'trà xanh' mới khiến...

25/04/2024 21:45

Phát hiện ra ‘trà xanh’ của chồng, chị vợ điếng người trước sự thật phũ phàng khi biết danh tính

25/04/2024 21:44

Chồng bỗng dưng 'ngoan' đột xuất, tôi chưa kịp mừng đã phải 'té ngửa' khi biết nguyên nhân

25/04/2024 21:42

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình