Mỗi cặp đôi có quan điểm riêng của họ về như thế nào là một mối quan hệ tốt hay xấu. Trong khi một số người cho rằng sẽ rất có hại khi hai người phải tranh luận về tất cả mọi thứ, những người khác lại thấy sự khác biệt về quan điểm cũng không có gì xấu. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu tâm lý học, có một số hành vi giữa các cặp đôi được xếp vào 2 kiểu quan hệ không lành mạnh.
- Những người tránh né xung đột
Nếu bạn và người bạn đời luôn cố gắng để giữ mọi thứ luôn luôn bình ổn, thì các bạn là một cặp đôi tránh né xung đột. Cả hai người đều có những sở thích cá nhân riêng, vì vậy mỗi người đều nghĩ mối quan hệ hiện tại như thế đã là tốt. Đó là chính là tại sao bạn lại không bày tỏ được về những gì bạn cần với đối phương.
Những người trong kiểu quan hệ này không tập trung vào những thứ mang đến lợi ích tốt đẹp cho cá nhân, mà vào những gì đã thỏa thuận. Tuy nhiên, không nên cố gắng để tránh xung đột quá mức, vì biết đâu đó là những khi người bạn đời của bạn đang muốn có sự chú ý, quan tâm từ bạn. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhiều trường hợp ngoại tình.
- Cặp đôi hay tranh cãi
Mối quan hệ của cặp đôi này thường rất nồng nhiệt và giàu cảm xúc. Họ chia sẻ quan điểm với nhau rất dễ dàng bởi khi làm thế, họ đưa ra ý kiến với sự tôn trọng, hài hước, trung thực và thiện chí mong muốn điều tốt đẹp cho đối phương. Mối quan hệ của họ dựa trên sự giao tiếp, đồng cảm, đôi khi có trêu chọc nhau, tràn ngập tiếng cười và sự thành thật.
Cũng không có gì ngạc nhiên khi Viện Gottman xếp kiểu cặp đôi này vào nhóm những người yêu nhau bền chặt và hạnh phúc.
- Cặp đôi hỗ trợ/ nâng đỡ lẫn nhau
Đây là kiểu cặp đôi luôn nỗ lực để thấu hiểu quan điểm của nhau về mọi thứ. Họ đối mặt với các vấn đề trong mối quan hệ một cách mềm mỏng, bình tĩnh và điều đặc biệt là họ đối xử với nhau bằng tất cả lòng cảm thông và hỗ trợ. Nếu là kiểu cặp đôi này, bạn thường xin lỗi người bạn đời của mình bằng những câu nói như “Anh rất xin lỗi vì em cảm thấy như vậy!” bởi vì bạn hiểu rõ sự thỏa hiệp trong mối quan hệ là như thế nào.
Kiểu cặp đôi này thuộc vào một trong 3 kiểu cặp đôi được đánh giá là hạnh phúc. Họ là trung gian giữa những người tránh né xung đột và các cặp đôi hay cãi vã – vì không quá cảm xúc cũng không quá nguội lạnh.
- Cặp đôi bất hòa
Trong mối quan hệ của mình, các bạn có nhận thấy hai người rất hay phòng thủ, dè chừng nhau cùng việc thường xuyên có nhiều lời chỉ trích dành cho nhau không? Bạn có cảm thấy như tất cả những gì người bạn đời quan tâm là cảm giác của chính họ mà thôi không?
Nếu câu trả lời là đúng, các bạn thuộc vào kiểu cặp đôi đầu tiên được đánh giá vào loại không hạnh phúc, kiểu cặp đôi bất hòa. Điều không may là những mâu thuẫn, xung đột không phải là cách hay để họ giải quyết vấn đề với nhau, mà thay vào đó, chúng là một mớ hỗn độn thực sự. Bởi vì ở đây không có sự hỗ trợ hoặc mong muốn thấu hiểu đối với quan điểm của đối phương.
Trong kiểu cặp đôi này, ta có thể nhận thấy trong khi một người thường hay sử dụng các cụm từ như “Anh luôn luôn” hay “Em không bao giờ” rất nhiều, thì một người còn lại chọn cách dần rút lui. Theo các nghiên cứu, kiểu cặp đôi này có xu hướng thường ở lại bên nhau dưới dạng một tổ hợp không hạnh phúc.
- Cặp đôi bất hòa xa cách
Khi nói đến mối quan hệ này, những cảm xúc và hành vi thể hiện sự bất hòa đều có hiện hữu: chỉ trích, khinh thường, phòng thủ và xúc phạm, nhưng thêm vào đó nữa là sự sẵn sàng tách rời khỏi nhau. Bạn cảm thấy như không có gì để mà tranh cãi nữa vì lòng tin với nhau đã bị xói mòn.
Như đã nói ở trên, những người thuộc kiểu quan hệ này rất xung đột với nhau, giống như kiểu cặp đôi bất hòa, nhưng điều khác biệt là những người này rất dễ đi đến ly hôn. Bạo lực cảm xúc là điều thường xuyên xảy ra trong nhóm này vì hai người cứ liên tục cãi nhau đến mức cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức.
Bạn nghĩ rằng mình đang thuộc kiểu cặp đôi nào?