Dưới đây là 5 câu nói quyền năng có thể giúp tăng cường sự tự tin và bản lĩnh của trẻ.
1. Hãy bày tỏ bản thân
Khuyến khích trẻ bày tỏ suy nghĩ và cảm xúc của mình sẽ tạo cho trẻ cảm giác tự chủ và tự tin.
Bố mẹ hãy dạy trẻ biết bày tỏ bản thân một cách tôn trọng, bất kể là bày tỏ sở thích, nỗi lo hay ý tưởng của trẻ.
Bằng cách coi trọng tiếng nói của trẻ, bố mẹ đang trao quyền cho trẻ tự tin xử lý các tình huống, từ đó xây dựng sự tự tin trong giao tiếp và thể hiện bản thân cho trẻ.
2. Hãy tự tin nói 'không'
Bố mẹ hãy dạy cho con biết rằng, con có quyền thiết lập ranh giới và từ chối các yêu cầu một cách tôn trọng.
Nói "không" một cách quả quyết và tự tin là kỹ năng quý giá giúp trẻ xây dựng lòng tự trọng và dạy trẻ biết ưu tiên nhu cầu và hạnh phúc của mình.
Trao quyền cho trẻ khẳng định ranh giới của mình là giúp trẻ tự tin đưa ra quyết định phù hợp với giá trị và mong muốn của mình.
3. Chịu trách nhiệm về những sai lầm
Sai lầm là điều không thể tránh khỏi, nhưng cách trẻ xử lý chúng sẽ định hình nên tính cách của trẻ.
Bố mẹ hãy khuyến khích con chịu trách nhiệm về hành động của mình và thừa nhận sai lầm mà không sợ bị phán xét.
Bằng cách đó, trẻ sẽ học được tính kiên cường và nhận thức về bản thân, củng cố sự tự tin vào khả năng học hỏi và trưởng thành từ những thất bại.
4. Nhận ra giá trị của bản thân
Bố mẹ hãy giúp trẻ nhận ra giá trị và điểm mạnh của riêng mình.
Hãy nhắc nhở con rằng giá trị của chúng không được xác định bởi thành tích bên ngoài hoặc sự so sánh với người khác.
Khuyến khích trẻ ăn mừng những thành tích của mình, dù lớn hay nhỏ, và tự hào chấp nhận cá tính của mình.
Nhận thức tích cực về bản thân sẽ nuôi dưỡng sự tự tin của trẻ để theo đuổi đam mê và ước mơ một cách kiên định.
5. Xin lỗi chân thành
Bố mẹ cần dạy con biết tầm quan trọng của lời xin lỗi chân thành khi con làm tổn thương hoặc xúc phạm ai đó.
Xin lỗi thể hiện sự đồng cảm, tinh thần trách nhiệm và mong muốn sửa chữa sai lầm, củng cố các mối quan hệ và xây dựng lòng tin.
Bố mẹ hãy làm gương cho trẻ trong việc biết hối lỗi và chịu trách nhiệm để giúp trẻ tự tin nhận lỗi về hành động của mình và duy trì tính chính trực trong các mối quan hệ với mọi người.
(Theo Times of India)