Phụ Nữ Sức Khỏe

4 trường hợp được hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động nên nắm rõ kẻo bị thiệt

Bảo hiểm thất nghiệp là quyền lợi quan trọng nhằm giúp người lao động giảm đi gánh nặng chi phí trong thời gian tìm kiếm công việc mới.

Đối tượng phải đóng bảo hiểm thất nghiệp

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có hiệu lực, người sử dụng lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Căn cứ theo Điều 43 Luật Việc làm, đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:

- Người lao động làm việc theo hợp đồng hoặc hợp đồng làm việc có thời hạn từ 3 tháng trở lên, trừ người đang hưởng lương hưu, lao động giúp việc gia đình.

Chú ý: Trường hợp người lao động ký nhiều hợp đồng lao động cùng lúc thì tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo hợp đồng lao động được ký đầu tiên.

- Người sử dụng lao động bao gồm:

+ Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân.

+ Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.

+ Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.

+ Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có hiệu lực, người sử dụng lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.

4 trường hợp hưởng trợ cấp thất nghiệp

4 trường hợp được hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Căn cứ Điều 49 Luật Việc làm năm 2013, người lao động muốn hưởng trợ cấp phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

- Đã chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

Trừ trường hợp: Đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật, hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.

- Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động.

- Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động.

- Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ cho trung tâm dịch vụ việc làm.

Trừ các trường hợp: Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, bị tạm giam, ra nước ngoài định cư, chết,…

Ngoài ra, luật cũng quy định các trường hợp người lao động không tìm được việc làm mới nhưng vẫn không được nhận trợ cấp thất nghiệp:

- Người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an.

- Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên.

- Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; bị tạm giam.

- Chấp hành hình phạt tù; ra nước ngoài định cư.

- Đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng.

- Chết.

Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp hàng tháng

Theo khoản 2 Điều 41 Luật Việc làm 2013, mức đóng bảo hiểm thất nghiệp được tính trên cơ sở tiền lương của người lao động. Hàng tháng, người lao động và người sử dụng lao động sẽ phải đóng bảo hiểm thất nghiệp theo mức sau:

Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động = 1% x Tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động = 1% x Quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động tham gia bảo hiểm.

Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Trong đó, tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, với mức lương đóng tối đa như sau:

- Người lao động theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định:

Mức lương đóng bảo hiểm thất nghiệp tối đa = 20 x Mức lương cơ sở.

- Người lao động theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định:

Mức lương đóng bảo hiểm thất nghiệp tối đa = 20 x Mức lương tối thiểu vùng.

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp.

Tuy nhiên mức hưởng tối đa không quá 5 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, hoặc không quá 5 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật Lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

Thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Chuẩn bị giấy tờ hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Theo Điều 16 Nghị định 28/2015/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 61/2020/NĐ-CP), hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp bao gồm các giấy tờ sau:

- Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp

- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ:

+ Hợp đồng lao động đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc.

+ Giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động.

+ Quyết định thôi việc.

+ Quyết định sa thải.

+ Quyết định kỷ luật buộc thôi việc.

+ Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

+ Xác nhận của người sử dụng lao động trong đó có nội dung cụ thể về thông tin của người lao động; loại hợp đồng đã ký; lý do, thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.

+ Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc doanh nghiệp hoặc hợp tác xã giải thể, phá sản hoặc quyết định bãi nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với các chức danh được bổ nhiệm trong trường hợp người lao động là người quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.

- Sổ bảo hiểm xã hội.

Nơi nộp hồ sơ

Theo quy định này, trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.

Sau 03 tháng, Trung tâm dịch vụ việc làm sẽ không giải quyết thủ tục nhận trợ cấp thất nghiệp, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động sẽ tiếp tục được bảo lưu.

Theo Bùi Hân/Gia Đình và Xã Hội

Tin liên quan

Stress bởi áp lực tiền bạc dịp cuối năm

Cuối năm là thời điểm mà nhiều người, đặc biệt là người trẻ đối mặt với những căng thẳng, lo...

Nghe điện thoại, nếu có dấu hiệu này, cúp máy ngay kẻo bị lừa sạch tiền

Theo các chuyên gia, nghe điện thoại nếu có dấu hiệu này nên cúp máy ngay để tránh nguy cơ...

Thường xuyên bị các số lạ gọi, nhắn tin lừa đảo, đây là cách nhanh nhất để xử lý

Thường xuyên bị nhận các cuộc gọi rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo, phải làm thế nào để...

Những tình huống nguy hiểm tiềm ẩn khi sử dụng cửa cuốn

Hiện nay, từ thành thị tới nông thôn, cửa cuốn được lựa chọn lắp đặt ở nhiều công trình nhà...

Nam thanh niên bị thanh sắt dài đâm xuyên đùi, nằm qua đêm ở công trường mới được phát hiện

Một thanh niên 34 tuổi ở Hà Nội bị ngã vào đầu cọc bê tông tại công trường xây...

Thử thách tìm cái đầu trong 9 giây: Nếu thành công bạn sẽ là người có khả năng quan sát...

Để hoàn thành thử thách, bạn cần nhìn kỹ những chi tiết nhỏ nhất bên trong bức ảnh đặc biệt...

Không khí tang thương sau vụ cháy nhà khiến bé gái 8 tuổi tử vong: 'Cháu bé không qua khỏi,...

Công an quận 4 vẫn đang phối hợp Công an TP HCM tiếp tục khám nghiệm hiện trường, điều tra...

Tin mới nhất

Sau ly hôn chồng cũ đền bù cho 2 tỷ, nhưng bí mật anh tiết lộ làm tôi ngã quỵ

4 giờ trước

Bức xúc vì nghĩ vợ lén cho đằng ngoại tiền xây nhà, cô ấy lấy ra một thứ khiến tôi...

4 giờ trước

Sau khi vợ qua đời, mẹ vợ thường xuyên đưa ra đòi hỏi vô lý khiến tôi tức đỏ mặt

4 giờ trước

Nghỉ lễ tặng mẹ chồng dây chuyền rởm bị phát giác nhưng lời bà nói khiến tôi ngây người

1 ngày trước

Giận chị dâu giàu mà toàn cho đồ cũ nhưng nhìn thứ chị để bên trong túi đồ, tôi hổ...

1 ngày trước

Chăm con dâu ở cữ, phát hiện họ tên của cháu trai bị đổi, tôi sửa di chúc tặng hết...

1 ngày trước

Định bỏ chồng để tái hợp tình cũ giàu có đẹp trai nhưng thấy mặt anh, tôi hoảng hồn chạy

1 ngày 1 giờ trước

Con dâu mang bầu bật điều hòa tốn 3,5 triệu tiền điện, mẹ chồng nói 1 câu đầy tổn thương

1 ngày 1 giờ trước

Chị dâu thay chồng nuôi em ăn học 10 năm, ngày lên xe hoa nghe câu thủ thỉ của chị,...

1 ngày 1 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình