Nguyên nhân của ung thư phổi
Yếu tố nguy hiểm lớn nhất của ung thư phổi là hút thuốc. Ngoài ra, các yếu tố môi trường như “hóa chất độc hại”, ô nhiễm không khí” cũng liên quan đến ung thư phổi và gần đây, ảnh hưởng của nội tiết tố nữ cũng đang được nêu ra.
Hút thuốc lá
Theo các nghiên cứu, nguy cơ mắc ung thư phổi của những người hút thuốc cao hơn 4,4 lần ở nam giới và 2,8 ở nữ giới lần so với những người không hút thuốc.
Ngoài ra, người ta cho rằng nếu không hút thuốc thì 68% bệnh nhân ung thư phổi nam sẽ không bị phát bệnh. Đó là lý do tại sao thuốc lá là yếu tố làm tăng cao nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi.
Thuốc lá con gây ra tác hại như “hút thuốc lá thụ động”. Hút thuốc lá thụ động gây ra bởi người hút không để ý đến việc người khác hít phải khói thuốc bất kể người kia có muốn hay không. Nguy cơ tử vong do ung thư phổi do hút thuốc thụ động đã được báo cáo là cao hơn 1,19 lần so với những người không bị hút thuốc thụ động.
Hóa chất độc hại, ô nhiễm không khí
"Các hóa chất độc hại" như a-mi-ăng và "ô nhiễm không khí" do PM2.5 gây ra cũng là nguyên nhân gây ung thư phổi.
PM2.5 là các hạt có đường kính 2,5 micromet. Những hạt này chứa nhiều hóa chất độc hại và các chất gây ung thư và nếu tiếp tục hít phải trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy phát bệnh ung thư phổi và bất thường ở phế quản. Sống ở một nơi có nồng độ PM2.5 đậm được xem gần giống với việc hút thuốc liên tục trong 24 giờ vậy.
Nội tiết tố nữ
Mặc dù vẫn còn một số phần chưa được hiểu rõ nhưng người ta cho rằng một loại nội tiết tố nữ “estrogen” có liên quan đến phát sinh ung thư phổi bằng cách thúc đẩy trực tiếp sự sản sinh của tế bào ung thư và thúc đẩy quá trình ung thư hóa trong phổi.
Phòng ngừa ung thư phổi
Trong phòng ngừa ung thư phổi có 2 loại là “phòng ngừa ban đầu” nhằm nỗ lực ngăn ngừa ung thư phổi và “phòng ngừa thứ cấp” khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm.
Phòng ngừa ban đầu
Không hút thuốc
Cách quan trọng nhất để phòng ngừa ung thư phổi là cai thuốc lá. Nếu trải qua 10 năm sau khi bỏ thuốc lá, nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi chỉ bằng một nửa so với những người hút thuốc.
Ngoài ra, cai thuốc lá còn giúp ngăn ngừa tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, cao huyết áp, xơ cứng động mạch.
Không hít lượng lớn PM2.5
Việc không hít phải một lượng lớn PM2.5 cũng rất quan trọng. Ở những nơi có nồng độ cao, cần sử dụng các loại khẩu trang có bán trên thị trường để tránh hít phải quá nhiều. Ngoài ra, để tránh hít phải PM2.5 trên mặt, tay và quần áo, hãy súc miệng, rửa tay sau khi đi ra ngoài, ngoài việc rửa tay và sức miệng thì bạn cũng nên thay quần áo.
Phòng ngừa thứ cấp
Trong phòng ngừa thứ cấp, chụp X-quang phổi, kiểm tra tế bào đờm và chụp CT là những kiểm tra điển hình. Nếu bước qua tuổi 40, nên chụp X-quang phổi mỗi năm 1 lần. Ngoài ra, những người trên 50 tuổi có thói quen hút thuốc nên đi xét nghiệm tế bào đờm.
Trong chụp CT có “CT liều thấp”. Mặc dù “CT liều thấp” có hình ảnh không rõ ràng bằng CT bình thường nhưng nó có thể chụp bằng 1/10 liều lượng so với CT bình thường và nó cũng có thể phát hiện sớm các ung thư không dễ nhận biết.
Ngăn ngừa ung thư phổi bằng "isoflavones" và "vitamin C"
"Isoflavones" và "vitamin C" chứa trong thực phẩm được cho là có hiệu quả trong việc ngăn ngừa ung thư phổi.
Phòng ngừa bằng Isoflavone
Điều tra của Trung tâm Ung thư Quốc gia Nhật Bản chỉ rõ rằng, đối với đàn ông không hút thuốc, lượng hấp thụ Isoflavone càng nhiều thì nguy cơ phát triển ung thư phổi của họ càng thấp.
Thực phẩm đậu nành có nhiều Isoflavone ngoại trừ đậu phụ và natto thì còn có đậu nành luộc, váng đậu, sữa đậu nành và bã đậu.
Phòng ngừa bằng vitamin C
Khi hút thuốc, oxy hoạt tính được sản sinh trong cơ thể và một lượng lớn vitamin C sẽ được tiêu thụ để xử lý nó. Nếu vitamin C được tiêu thụ hết, oxy hoạt tính sẽ tiếp tục tăng lên. Bởi vì oxy hoạt tính làm cơ thể già hóa nên khiến cơ thể dễ mắc các bệnh như ung thư. Do đó, nếu hấp thụ vitamin C sẽ làm cho ung thư khó phát triển hơn.
Vitamin C có nhiều trong các loại rau màu vàng chanh, chanh, sơ ri, ớt đỏ, ngò tây, rau đay, bông cải xanh, dâu tây và kiwi.
Tuy nhiên, cần chú ý nếu dùng quá nhiều. Trên thực tế, có những báo cáo nghiên cứu nói rằng "β-carotene" có nhiều trong các loại rau màu vàng chanh có khả năng làm tăng nguy cơ ung thư phổi nếu hấp thụ nhiều. Ngoài ra, người ta cũng biết rằng dù bổ sung một lượng lớn vitamin C thì lượng dư thừa cũng sẽ được đào thải ra ngoài.
Hãy sử dụng thực phẩm một cách cân bằng.