Phụ Nữ Sức Khỏe

Kinh nguyệt kéo dài và biện pháp đối phó với rối loạn kinh nguyệt

Có nhiều loại rối loạn kinh nguyệt và nếu bạn bị mất kinh khoảng một năm một lần hoặc nếu bạn bị chậm kinh hoặc có kinh sớm khoảng 6 ngày thì hãy xem qua các dấu hiệu dưới đây và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh của mình.

Như thế nào là kinh nguyệt bình thường

Nhiều phụ nữ thường gặp một số vấn đề với kinh nguyệt của mình và kinh nguyệt có đúng chu kỳ hay không được biết đến như là 1 loại thước đo tình trạng sức khỏe của phụ nữ. Trước hết, chúng ta phải biết “4 điều” của kinh nguyệt bình thường và tình trạng như thế nào thì cần lo lắng.

Đầu tiên, phạm vi thông thường của chu kỳ kinh nguyệt (tính từ ngày bắt đầu hành kinh đến ngày trước khi bắt đầu kỳ hành kinh tiếp theo) là 25 đến 38 ngày. Tiếp theo, nếu lượng máu kinh được đưa ra ngoài trong một chu kỳ kinh nguyệt từ 20 đến 140ml là bình thường.

Chu kỳ kinh nguyệt tính từ ngày bắt đầu hành kinh đến ngày trước khi bắt đầu kỳ hành kinh tiếp theo. Ảnh minh họa: Internet 

Theo hướng dẫn, nếu 2 đến 3 tiếng thay băng vệ sinh một lần vào các ngày hành kinh thì được xem là điều bình thường. Khoảng thời gian hành kinh thông thường của một chu kỳ kinh nguyệt là 3 đến 7 ngày. Nếu tình trạng ra máu kết thúc sau một hoặc hai ngày hoặc kéo dài hơn 8 ngày thì có thể cơ thể đang có vấn đề gì đó. Ngoài ra, trong kinh nguyệt bình thường, dù có đau bụng kinh thì cơn đau cũng khá là nhẹ.

Cần kiểm tra bởi vì bệnh tật cũng có thể là nguyên nhân

Các loại rối loạn kinh nguyệt

Có nhiều loại rối loạn kinh nguyệt. Nếu bạn bị mất kinh khoảng một năm một lần hoặc nếu bạn bị chậm kinh hoặc có kinh sớm khoảng 6 ngày thì hãy xem lại tình trạng của mình.

Trường hợp hơn 3 tháng mà kinh nguyệt không đến gọi là "Vô kinh thứ phát"

Vô kinh thứ phát là tình trạng kinh nguyệt hơn 3 tháng vẫn chưa đến. Ảnh minh họa: Internet 

"Vô kinh thứ phát" là tình trạng không có kinh nguyệt kéo dài hơn 3 tháng gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe sau này của phụ nữ, chẳng hạn như thiếu nội tiết tố nữ và dễ gây ra tình trạng bị loãng xương. Vì vậy, nên trao đổi với khoa phụ sản càng sớm càng tốt.

Khi lượng máu kinh nhiều và có lẫn một miếng giống như gan gọi là "rong kinh"

Lượng máu kinh nhiều và có lẫn một miếng giống như gan gọi là rong kinh. Ảnh minh họa: Internet

"Rong kinh có khả năng cao tiềm ẩn các bệnh lý về tử cung như "u xơ tử cung", "lạc nội mạc tử cung". Vì vậy, nếu bị rong kinh, bạn cần phải là phải đi khám bệnh và kết hợp với điều trị đúng phương pháp.

Trường hợp đau bụng dữ dội khi tới kỳ gọi là “đau bụng kinh”

 Nếu bị đau bụng kinh, bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ. Ảnh minh họa: Internet

"Đau bụng kinh" gây nhiều khó khăn cho cuộc sống thường ngày bao gồm "đau bụng kinh mang tính khí chất" do bệnh tật gây ra và "đau bụng kinh mang tính cơ năng" thường xảy ra ở phụ nữ tuổi vị thành niên. Căn bệnh gây ra đau bụng kinh mang tính khí chất là "lạc nội mạc tử cung". Nếu tiến hành điều trị từ căn nguyên bệnh thì tình trạng đau bụng kinh cũng sẽ được cải thiện. Do đó, bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ.

Khi có các triệu chứng đau đớn trước kỳ kinh nguyệt

"Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS)"

Hội chứng tiền kinh nguyệt có các triệu chứng như đau vú, căng bụng, căng thẳng, tức giận. Ảnh minh họa: Internet

Các triệu chứng như đau ngực, "căng bụng", "bất an" và "tức giận" trước kỳ kinh nguyệt được gọi là Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS). Hội chứng này xảy ra do sự giảm tiết hormone tạm thời. Ngoài ra thì việc hiểu rằng trường hợp này có thể xảy ra với bất kỳ ai sẽ giúp bạn giảm bớt mức độ của các triệu chứng.

Theo NHK

Tin liên quan

Gan nhiễm mỡ, kẻ thù lớn của chống lão hóa

Gan nhiễm mỡ có nguy cơ trở thành xơ gan và ung thư gan rất cao và từ trước...

Thói quen chống lão hóa từ khi mới sinh

Quá trình lão hóa được bắt đầu từ khi còn là bào thai trong bụng mẹ. Dinh dưỡng và tinh...

Động kinh là gì? Đặc trưng, xét nghiệm và phương pháp điều trị bệnh động kinh có xuất hiện triệu...

Các cơn động kinh thường xuất hiện từ lúc còn nhỏ. Biểu hiện là co giật, tay chân co quắp,...

Tiêm vắc-xin trễ ngày lại thay bằng loại khác, có giảm tác dụng không: Bác sĩ Khanh trả lời

Rất nhiều người có chung câu hỏi, nếu tiêm vắc xin trễ ngày lại thay bằng loại khác thì có...

Chuyên gia BV Nhi đồng 1: Điều quan trọng nhất phụ huynh cần nhớ nếu con thành F0

Trẻ nhiễm SARS-CoV-2 đa phần không có triệu chứng và có thể tự khỏi. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến...

Cơ địa dị ứng nhiều thứ, hồi nhỏ tiêm vắc-xin bị hành, giờ tiêm ngừa Covid-19 được không? Bác sĩ...

Nhiều người trước khi tiêm vắc xin thường rất lo lắng vì mình có cơ địa dị ứng hoặc từng...

Covid-19 và dị ứng theo mùa có rất nhiều triệu chứng giống nhau, dễ nhầm lẫn: BS chỉ cách phân...

Covid-19 là một bệnh truyền nhiễm đường hô hấp do nhiễm virus SARS-CoV-2 và có nhiều dấu hiệu, triệu chứng...

Tin mới nhất

Học người Hàn làm thức uống hỗ trợ tiêu hóa cho mọi dịp chỉ với 2 nguyên liệu quen thuộc

8 giờ trước

Cách nấu cari dê Ấn Độ siêu ngon, càng ăn càng thèm

12 giờ trước

Giảm axit uric bằng 6 loại thực phẩm này

12 giờ trước

Bật mí 9 loại hạt khô giúp giảm cholesterol, bảo vệ tim mạch

12 giờ trước

Thải độc cơ thể hiệu quả với 5 loại thực phẩm quen thuộc

12 giờ trước

Bất ngờ với tác dụng của trứng gà đối với trí não

12 giờ trước

7 thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng trong mùa lạnh cuối năm

12 giờ trước

Chuyện gì xảy ra với cơ thể khi ăn chuối với sữa?

12 giờ trước

6 lợi ích tuyệt vời khi ăn cà chua mà bạn cần biết!

16 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình