Khoai lang, khoai tây khiến tăng lượng đường trong máu
Khoai lang và khoai tây được coi là thực phẩm tốt cho sức khỏe nhưng 2 loại củ này lại là thực vật có vị béo và rất giàu tinh bột, khi ăn dễ làm tăng lượng đường trong máu. .
Khoai tây dù được chế biến ở bất kỳ hình thức nào thì bệnh nhân đái tháo đường cũng không nên lạm dụng trong khẩu phần ăn hàng ngày để tránh nguy cơ tăng đường huyết đột ngột. Chỉ số đường huyết của món này cao tới 87.
Khoai lang: cũng tương tự như khoai tây, chỉ số đường huyết của nó lên tới 77. Mặc dù là món ăn khoái khẩu của nhiều gia đình giúp tăng cường trí nhớ và hỗ trợ tiêu hóa rất tốt nhưng hàm lượng glucose trong khoai lang lại khá cao, không hề thích hợp cho người tiểu đường. Do đó khoai lang cũng được xếp vào danh sách những loại rau củ người tiểu đường không nên ăn.
Trong phần chế biến, nếu khoai tây và khoai lang thái sợi để chiên thì hàm lượng calo và đường sẽ còn cao hơn, dễ dàng tăng lượng đường nếu ăn với số lượng lớn.
Dưa cải muối
Dưa cải là món ăn nhiều người yêu thích. Dưa cải được làm từ bắp cải muối chua, các chất dinh dưỡng trong món ăn có thể thúc đẩy khả năng hấp thụ và sử dụng chất sắt của cơ thể. Tuy nhiên, nếu thời gian ngâm bắp cải lâu, các chất dinh dưỡng sẽ bị phá hủy, đặc biệt là vitamin.
Đặc biệt, dưa cải có chứa rất nhiều muối, dù đây không phải loại gia vị chính ảnh hưởng đến lượng đường trong máu, nhưng việc ăn nhiều muối sẽ làm tăng huyết áp, dễ tăng cân, có thể dẫn đến tình trạng kháng insulin. Chính điều này đồng nghĩa với việc khiến cho insulin hoạt động kém, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Củ dền
Củ dền cùng với các món ăn dinh dưỡng liên quan như củ dền luộc, nước ép...đã không còn quá xa lạ đặc biệt cộng đồng ăn kiêng, giảm cân. Theo y học cổ truyền, củ dền có vị ngọt, hơi đắng, tính hàn, tác dụng thông tâm, khai vị, mạnh tỳ, hạ khí, bổ nội tạng, làm mát máu vừa làm thông huyết mạch, khỏi đau đầu và sườn hông căng tức. Hạt làm mát và ra mồ hôi; lá tiêu sưng viêm.
Loại củ này chứa rất nhiều nước tuy củ dền chỉ chứa khoảng 7g đường nhưng mức chỉ số đường huyết của củ này cũng là 64. Nếu bạn ăn quá nhiều cũng sẽ làm gia tăng lượng đường trong máu.
Bắp ngô
Ngô có vị ngọt và giàu tinh bột, thường được ưa chuộng trong các bữa ăn vặt, bữa ăn xế. Tuy nhiên đối với những người mắc bệnh tiểu đường thì tốt nhất nên hạn chế tối đa món ăn này vì sẽ dễ khiến chỉ số đường huyết tăng không kiểm soát. Nguyên nhân là bắp chứa một hàm lượng carbohydrate cao, dẫn đến sự gia tăng lượng đường trong máu.
Bên cạnh các loại rau củ nói trên, bạn cũng lưu ý lượng đường trong máu rất dễ tăng nhanh khi bạn ăn nhiều cháo.
Trước hết là các loại cháo được chế biến từ tinh bột. Nhiều bệnh tiểu đường có thói quen uống cháo vào buổi sáng, họ cho rằng cháo chứa nhiều nước, tương đương với cơm loãng và chắc chắn rất thân thiện với lượng đường trong máu.
Tuy nhiên, cháo làm từ gạo là một "chuyên gia tăng đường" không hề kém cạnh. Chỉ số đường huyết của cháo tuy không cao nhưng do được nấu chín nhuyễn nên cơ thể dễ tiêu hóa, hấp thu hơn sau khi vào ruột và dạ dày nên dễ gây ra tình trạng đường huyết tăng nhanh trong khoảng thời gian ngắn.
Chỉ số đường huyết có thể thay đổi liên tục, thấp nhất vào buổi sáng sớm khi chưa ăn. Sau khi ăn sáng, lượng đường huyết sẽ tăng lên và giảm dần sau khoảng 1 giờ. Theo các chuyên gia y tế, lượng đường trong máu lúc đói ở người bình thường là dưới 99mg/dL. Còn đối với người bị đái tháo đường thì lượng đường huyết nên ở mức 70 - 130 mg/dL lúc đói và dưới 180 mg/dL sau khi ăn xong. (Lưu ý: 1 mg/dL = 0.0555 mmol/L).
Nếu vượt quá hoặc thấp hơn quá mức so với lượng đường huyết khuyến cáo thì người bệnh sẽ đối mặt với nhiều nguy cơ sức khỏe vô cùng nguy hiểm. Do đó, cần thực hiện một chế độ ăn hợp lý để giữ mức bình thường của lượng đường huyết mà vẫn đủ năng lượng cung cấp cho cơ thể.