Vai trò của axit folic với cơ thể
Theo trang Daydaynews, Sohu cho biết, tên khoa học của axit folic là vitamin B9, loại vitamin tan trong nước. Tác dụng chính của nó là thúc đẩy sự phát triển và tăng sinh các tế bào trong cơ thể, giúp tăng cường trao đổi chất.
Axit folic là chất dinh dưỡng không thể thiếu cho sự phát triển của thai nhi. Dưỡng chất quan trọng này cần thiết đối với phụ nữ mang thai trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên.
Bên cạnh đó, việc bổ sung axit folic ở người trưởng thành còn giúp nâng cao thể lực, tăng cường trí nhớ, nâng cao khả năng miễn dịch, ngăn ngừa một số bệnh nguy hiểm, bệnh nan y, bệnh tim.
Hơn nữa, axit folic còn giúp cơ thể sản xuất, bảo vệ các tế bào mới, ngăn ngừa sự thay đổi DNA dẫn tới nguy cơ ung thư. Axit folic còn được sử dụng như loại thuốc để điều trị chứng thiếu axit folic hoặc bệnh thiếu máu.
Nếu nhận thấy cơ thể xuất hiện một số triệu chứng như sau, chứng tỏ bạn đang thiếu hụt axit folic, cần bổ sung kịp thời.
Dưới đây là những loại rau có axit folic cao, các chuyên gia khuyên bạn nên ăn thường xuyên.
Những loại rau có axit folic cao
Bông cải xanh (Súp lơ xanh)
Nổi tiếng với vô số đặc tính tăng cường sức khỏe. Bông cải xanh là lựa chọn lành mạnh khi mang thai. Với nhiều vitamin và khoáng chất, loại rau này có thể mang lại lợi ích cho cả mẹ và con.
Bông cải xanh là nguồn cung cấp axit folic tuyệt vời, một chất dinh dưỡng cần thiết cho phụ nữ mang giúp ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh. Thêm bông cải xanh vào chế độ ăn uống của thai phụ có thể cung cấp một loạt các vitamin và khoáng chất cần thiết trong đó có folate, 91g bông cải xanh thô chứa khoảng 57mcg folate, hoặc khoảng 14% giá trị hàng ngày.
Bông cải xanh nấu chín thậm chí còn chứa nhiều folate hơn, với mỗi khẩu phần 78g cung cấp 84mcg, hoặc 21% giá trị hàng ngày.
Bắp cải
Loại rau bổ dưỡng này thuộc họ rau cải và có họ hàng gần với các loại rau xanh khác như cải xoăn, bông cải xanh, bắp cải và su hào. Bắp cải là nguồn giàu folate hoặc axit folic, rất cần thiết để hình thành DNA của thai nhi.
Do đó, nó giúp bảo vệ trẻ khỏi dị tật bẩm sinh ống thần kinh, 78g bắp cải nấu chín có thể cung cấp 47mcg folate, hoặc 12% giá trị hàng ngày.
Măng tây
Theo bài viết của bác sĩ Thanh Bình trên Báo Sức khoẻ & Đời sống, măng tây là món ăn tốt cho các bà mẹ tương lai. Măng tây chứa một lượng tập trung nhiều vitamin và khoáng chất, bao gồm cả folate.
90g măng tây nấu chín chứa khoảng 134mcg folate, hoặc 34% giá trị hàng ngày. Axit folic trong măng tây giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Măng tây cũng cung cấp một lượng vitamin B9, C và A, cũng như canxi và chất xơ.
Tuy nhiên, măng tây là một trong những loại rau cần phải rửa và nấu chín kỹ trước khi ăn để loại bỏ các vi khuẩn có hại mà rau sống có thể chứa.
Rau cải cúc
Rau cải cúc (còn gọi là rau tần ô) có hàm lượng axit folic cao không kém cải bó xôi, chứa 114,3mg trong 100g. Ngoài ra, nó rất giàu kali, các nguyên tố vi lượng, vitamin E, tiêu thụ thường xuyên có tác dụng chống lão hóa hiệu quả, cải thiện hệ tiêu hóa, cân bằng huyết áp đối với người trung niên và cao tuổi.
Ngoài các dưỡng chất tốt cho cơ thể, mùi thơm của tần ô còn giúp làm dịu thần kinh. Nếu bạn thường bị khó ngủ, hãy ăn tần ô thường xuyên để cải thiện tình trạng.
Axit folic là một dưỡng chất rất quan trọng đối với cơ thể. Hãy thường xuyên bổ sung Axit folic thông qua các loại rau trên nhé.