Phụ Nữ Sức Khỏe

4 điều nên biết về tiêm trộn 2 loại vắc xin, nên biết để không hoang mang

Việc tiêm kết hợp 2 loại vắc xin khác nhau không phải là hiện tượng mới và đã được nhiều nước chấp nhận.

Trong bối cảnh nguồn cung vắc xin Covid-19, phân bổ không đồng đều, nhiều quốc gia cho phép tiêm kết hợp nhiều loại vắc xin trên cùng một người. Đây là vấn đề đang nhận được nhiều quan điểm trái chiều.

Ủy ban châu Âu (EC - European Commission) đã đưa ra 4 thông tin người dân cần biết trước khi quyết định "tiêm trộn" các loại vắc xin Covid-19.

Kết hợp vắc xin không phải là hiện tượng mới

Việc kết hợp các loại vắc xin khá nhau được giới khoa học gọi là tăng cường nguyên tố dị hợp. Tiến sĩ Pierre Meulien, CEO Sáng kiến Thuốc đổi mới (Innovative Medicines Initiative - IMI) cho biết hiện tượng này đã bắt đầu từ những năm 1990, do các nhà nghiên cứu vắc xin HIV khởi xướng. Về mặt khoa học, đây không phải là điều gì quá mới mẻ và thậm chí nó còn rất đáng kỳ vọng.

Ý tưởng đằng sau việc trộn 2 loại vắc xin với nhau là đưa kháng nguyên cho hệ miễn dịch theo nhiều cách. Khi đó, miễn dịch sẽ có cái nhìn tổng quát hơn về kháng nguyên và điều chỉnh cho phù hợp. Giới nghiên cứu cho rằng, càng dạy hệ miễn dịch về nhiều loại kháng nguyên, nó sẽ càng hoàn thiện hơn.

Nghiên cứu vào năm 2012 cho thấy việc tiêm trộn vắc xin có hiệu quả giảm 30% sự lây lan HIV trong thử nghiệm lâm sàng trên người gia đoạn 3. Đây là cơ sở để nhiều người đặt hy vọng vào phương pháp tiêm trộn vắc xin với những chủng virus nguy hiểm và phức tạp.

Tại Mỹ, người lớn và trẻ em thường tiêm các phiên bản khác nhau của vắc xin cúm mùa qua từng năm.

Chính vì vậy, các chuyên gia của Ủy ban châu Âu cho rằng chúng ta hoàn toàn có thể áp dụng điều này với vắc xin Covid-19 để mang lại hiệu quả khác biệt và đột phá hơn.

Tiêm trộn có thể tạo ra phản ứng mạnh hơn, lâu dài hơn

Các chuyên gia của Ủy ban châu Âu cho rằng việc tiêm trộn 2 loại vắc xin Covid-19 mang lại 2 lợi ích: một là ngăn hệ miễn dịch ức chế vắc xin; hai là công thức tiêm trộn giúp bảo vệ mạnh mẽ hơn và lâu hơn.

GS Pia Dosenovic, Học viện Karolinska, Thụy Điển cho rằng nếu tiêm mũi 1 là vắc xin dùng công tức vector virus, mũi 2 là vắc xin mRA thì cơ thể sẽ được dạy hai cơ chế chống virus và giúp tạo ra phản ứng mạnh hơn. Tuy nhiên, điều này cần phải được chứng minh qua nhiều thí nghiệm hơn và để xem hiệu quả mang lại cao hơn bao nhiêu.

Đầu tháng 8, Viện Huyết thanh Quốc gia Đan Mạch công bố nghiên cứu cho thấy việc tiêm trộn liều 1 là vắc xin AstraZeneca với liều 2 là vắc xin của Pfizer hoặc Moderna đem lại hiệu quả cao hơn. Dữ liệu của nghiên cứu này được thu thập từ tháng 2 đến tháng 6/2021, cùng thời điểm biến chủng Alpha bùng phát ở nước này.

Nghiên cứu được thực hiện trên 144.000 người, chủ yếu là nhân viên y tế tuyến đầu và người cao tuổi. Hai tuần sau khi tiêm, nguy cơ nhiễm bệnh của họ giảm 88% so với những người không được tiêm. Đây là con số không thấp hơn đáng kể so với việc tiêm 2 mũi đều là Pfizer.

Một nghiên cứu khác của Anh được công bố vào tháng 6 vừa qua cho thấy, tiêm trộn vắc xin AstraZeneca và các loại vắc xin sử dụng công nghệ virus bất hoạt - adenovirus (như Johnson & Johnson) hoặc vắc xin mRNA (Pfizer, Moderna) đều giúp tạo ra phản ứng chống lại virus SARS-CoV-2 mạnh hơn khi tiêm 2 liều AstraZeneca.

Kết hợp vắc xin có thể giúp chống lại các biến chủng

Tiến sĩ Meulien cho biết, mục đích chính để giới nghiên cứu ủng hộ viên tiêm kết hợp các loại vắc xin Covid-19 là giúp tạo miễn dịch khác nhau. Từ đó, tăng khả năng chống lại các biến chủng của virus và ngăn chúng tiếp tục đột biến.

Trong khi đó, GS Thiébaut cho rằng việc kết hợp các loại vắc xin giúp đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng. Tiêm chủng là cách duy nhất để virus không có cơ hội sản sinh ra các đột biến mới.

Giáo sư Dale Godfrey, Viện Doherty, Australia cho rằng vẫn chưa thể khẳng định chắc chắn tiêm trộn có giúp ngăn chặn biến chúng hay không. Điều này cần phải được kiểm tra cẩn thận.

Vẫn phải đánh giá tính an toàn và hiệu quả

Những nghiên cứu về phản ứng phụ có thể gặp phải sau khi tiêm trộn vắc xin hiện nay còn rất ít ỏi.

Ngày 30/7, Quỹ Đầu tư Trực tiếp của Nga (RDIF) cho biết thử nghiệm tiêm trộn với mũi đầu tiên là vắc xin Sputnik V, mũi thứ 2 là AstraZeneca không gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng. Không có tình nguyện viên nào tham gia nghiên cứu này bị mắc Covid-19.

Một nghiên cứu khác của Đại học Oxford, Anh cho thấy tỷ lệ gặp tác dụng phụ nhẹ đến trung bình gia tăng ở hơn 800 người tiêm mũi một là vắc xin AstraZeneca, mũi 2 là vắc xin Pfizer. Khoảng 30-40% người được tiêm trộn phản ánh về tình trạng bị sốt sau khi tiêm mũi thứ 2. Con số này cao gấp 2 lần so với nhóm được tiêm 2 mũi vắc xin cùng loại. Tuy nhiên, nhóm tiêm kết hợp vắc xin không gặp các tác dụng phụ nghiêm trọng và thường hết sau vài ngày.

Hiện nay, các chuyên gia châu Âu không coi việc tiêm trộn vắc xin là nguy hiểm. Tuy nhiên, họ vẫn đưa ra những lời khuyến cáo cẩn trọng đối với người được tiêm bởi dữ liệu về việc kết hợp hai loại vắc xin Covid-19 vẫn còn rất ít ỏi.

Tính an toàn của việc tiêm kết hợp 2 loại vắc xin Covid-19 khác nhau vẫn cần được đánh giá cũng như trải qua quá trình thử nghiệm lâm sàng khắt khe.

Tiến sĩ Meulien cho biết, chưa có tiền lệ về việc tiêm trộn vắc xin mRNA với vắc xin bất hoạt hoặc ngược lại. Vắc xin mRNA Covid-19 cũng lần đầu được phê duyệt để sử dụng trên người. Do đó, theo ông, cần phải thực hiện thử nghiệm từng bước chặt chẽ, nghiêm túc và đảm bảo khoa học để lường hiệu quả, tính an toàn của tiêm trộn vắc xin.

Theo Khỏe và đẹp

Tin liên quan

3 biểu hiện khi ngủ chứng tỏ gan suy yếu, có 1 điểm cũng không được chủ quan

Khi thấy những dấu hiệu này, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe càng sớm càng tốt.

Nhìn thấy 4 dấu hiệu này trên bàn tay biết ngay mắc bệnh tiểu đường, cần đi khám gấp

Khi thấy cơ thể có những dấu hiệu này, có thể lượng đường trong máu của bạn đang tăng, nguy...

Nguyên tắc 3 tránh, 2 làm giúp bạn kiểm soát tốt lượng đường trong máu

Ở người khỏe mạnh, tuyến tụy sẽ tạo ra insulin để đưa đường vào tế bào. Nhưng nếu bạn đã...

3 điều bất thường sau bữa ăn cho thấy đường huyết của bạn đang lên cao, 3 việc nên tránh...

Sau khi ăn cơm nếu bạn thấy cơ thể mình xuất hiện những dấu hiệu dưới đây hãy thử kiểm...

Xét nghiệm phát hiện các ca mắc Covid-19 mới

Sáng 18-9, TP Hà Nội ghi nhận 2 ca mắc Covid-19 mới, trong đó có 1 ca tại khu cách...

Làm gì khi mất ngủ, đau đầu, nóng rát ngực dù đã khỏi Covid-19?

Mỗi ngày, hàng nghìn bệnh nhân mắc Covid-19 được công bố khỏi bệnh. Tuy nhiên một số người dù đã...

3 sai lầm khiến F0 cách ly tại nhà dễ trở nặng, BS cấp cứu ở TPHCM đã thấy nhiều...

Trong quá trình hỗ trợ điều trị cho các F0 tại nhà, bác sĩ Dương Duy Khoa đã nhận thấy...

Tin mới nhất

Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng

19 giờ trước

Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?

23 giờ trước

Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công

1 ngày 20 giờ trước

Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời

1 ngày 20 giờ trước

10 kỹ năng giúp trẻ sử dụng thiết bị công nghệ lành mạnh

1 ngày 20 giờ trước

Từng cán mốc gần 70kg khi đi đẻ, Võ Hạ Trâm khiến dân tình choáng ngợp với vóc dáng sau...

2 ngày 5 giờ trước

Trẻ uống nhiều sữa hay ham ăn đồ ăn nhanh sẽ dậy thì sớm? Câu trả lời khiến nhiều bậc...

19/11/2024 12:10

Top 9 loại thực phẩm lành mạnh nhất cho trẻ em!

19/11/2024 12:07

Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?

19/11/2024 05:28

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình