Phụ Nữ Sức Khỏe

3 sai lầm khiến F0 cách ly tại nhà dễ trở nặng, BS cấp cứu ở TPHCM đã thấy nhiều trường hợp

Trong quá trình hỗ trợ điều trị cho các F0 tại nhà, bác sĩ Dương Duy Khoa đã nhận thấy một số sai lầm mà người bệnh và gia đình hay gặp phải.

Bác sĩ Dương Duy Khoa (giảng viên Bộ môn Nội tổng quát, khoa Y, trường Đại học Y Dược TP. HCM) đã tham gia Dự án Chăm sóc F0 ở cộng đồng của trường Đại học Y Dược TP.HCM (UMP). Bác sĩ Khoa hỗ trợ tại quận 10 trong 1,5 tháng qua. Đến này, dự án đã hoàn thành nhiệm vụ là chăm sóc cho F0 tại ác ổ dịch lớn của Quận 10 trong thời kỳ đỉnh dịch.

Hiện tại, quy trình theo dõi và điều trị F0 đã được UMP huấn luyện, chuyển giao lại cho hệ thống y tế quận 10. Bác sĩ Khoa tiếp tục sang quận Bình Tân để hỗ trợ.

Bác sĩ Khoa cho biết, nếu được giám sát, theo dõi, can thiệp sớm thì tỷ lệ không qua khỏi ở các F0 được giảm đi rất nhiều, giảm áp lực cho các bệnh viện tuyến cuối. Tuy nhiên, trong quá trình tham gia đội phản ứng nhanh, bác sĩ nhận thấy người bệnh điều trị tại nhà có nhiều điểm sai lầm.

Dùng thuốc không đúng

Ảnh minh họa

Một số người sử dụng sai túi thuốc được phát, nhất là túi thuốc B (các thuốc kháng viêm, kháng đông). Nhiều người chưa đến mức như khuyến cáo đã uống thuốc và coi đó là hành động dự phòng. Tuy nhiên, bác sĩ Khoa cho biết điều này chỉ làm tăng thêm mức nguy hiểm cho bệnh nhân.

Ngoài ra, một số người bệnh còn sử dụng thuốc theo tư vấn trên mạng, không có tác dụng điều trị Covid-19. Theo bác sĩ Khoa, đây là điều cực kỳ nguy hiểm và đáng báo động.

Chủ quan không theo dõi SpO2

Ảnh minh họa

Nhiều người nghĩ rằng mình khỏe và không cần theo dõi độ bão hòa oxy trong máu ngoại vi SpO2; chỉ có người già, người có bệnh nền mới cần theo dõi chỉ số này. Tuy nhiên, theo bác sĩ Khoa, đây là sai lầm nghiêm trọng vì có những trường hợp nồng độ oxy trong máu giảm thần lặng, người bệnh không có triệu chứng khó thở mà chỉ hơi mệt và vẫn có thể ăn uống bình thường. Người thân thấy vậy cũng yên tâm nhưng chỉ sau một giấc ngủ thì người bệnh không bao giờ tỉnh lại nữa. Khi người nhà gọi bác sĩ hỗ trợ tới thì bệnh nhân đã ngừng thở từ lúc nào không ai hay biết.

Do đó, bác sĩ khuyên dù bất cứ ai là F0 cũng cần chủ động theo dõi SpO2 2-3 lần ngày để phát hiện sớm tình trạng giảm oxy trong máu khi triệu chứng còn rất âm thầm.

Chỉ thở oxy tại nhà, không báo nhân viên y tế

Bác sĩ Khoa cho biết, thở oxy tại nhà chỉ là giải pháp "câu giờ" đối với những F0 diễn tiến nặng. Khi F0 có dấu hiệu khó thở nhiều, SpO2 dưới 94% thì việc cung cấp oxy tại nhà chỉ là tình huống tạm thời. Người bệnh cần được chuyển đến các cơ sở y tế để được theo dõi sát sao hơn.

Trên thực tế, có nhiều người bệnh khi thở oxy thì không theo dõi SpO2 nữa vì tin rằng thở oxy tại nhà cũng được. Bác sĩ Khoa cho biết đây là điều rất nguy hiểm. Người bệnh sau khi thở oxy vẫn cần theo dõi nồng độ oxy trong máu để xem chỉ số có được cải thiện hay không. Ngoài ra cần phải theo dõi các chỉ số khác như tần số thở, tần số tim, thở có co kéo hay không.

Lời khuyên dành cho F0 điều trị tại nhà

Bác sĩ Khoa khuyên các F0 cần phải bình tĩnh nhưng không được chủ quan. Ngoài ra F0 cần đánh giá nguy cơ của chính mình; trao đổi trước với người thân xem ai là người liên lạc và ra quyết định y khoa khi bệnh nhân trở nặng. Việc này giúp gia đình hiểu rõ hơn về nguyện vọng của người bệnh đồng thời tránh tình trạng rối ren trong giờ phút bệnh trở nặng.

Bác sĩ Khoa chia sẻ có những tình huống cấp cứu, gia đình sau khi được giải thích bệnh nặng thì từ chối nhập viện. Khi đó, nhóm cấp cứu và nhóm tư vấn qua điện thoại phải hợp sức giải thích hơn một giờ đồng hồ trước khi gia đình đưa ra quyết định cuối cùng.

Ngoài ra, gia đình nên chuẩn bị một số đầu mối liên lạc và hỗ trợ y tế cần thiết để liên lạc ngay khi F0 có dấu hiệu trở nặng.

Theo Khỏe và đẹp

Tin liên quan

Muỗi đốt F0 có lây virus cho người khác không: Chuyên gia nói rõ cho bà con hiểu

Nguồn lây nhiễm nCoV luôn là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Một số người có chung thắc...

3 biểu hiện lạ khi ngủ chứng tỏ chức năng gan suy yếu, có 1 điểm cũng không được chủ...

Khi thấy những dấu hiệu này, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe càng sớm càng tốt.

Nếu cảm thấy hồi hộp, đau tức ngực, khó thở, có thể bạn đang mắc chứng bệnh nguy hiểm -...

Những người đã từng mắc bệnh về tim như nhồi máu cơ tim, bệnh cơ tim, chứng liệt tim, chứng...

Người tiêm đủ 2 mũi vắc xin nếu nhiễm nCoV có nguy cơ qua đời không: Chuyên gia trả lời

Tiêm vắc xin được coi là biện pháp hiệu quả mang tính lâu dài để đẩy lùi nCoV. Vậy người...

4 thực phẩm giúp làm giảm tác dụng phụ sau khi tiêm vắc xin phòng Covid-19

Muốn làm giảm các triệu chứng sau tiêm phòng vắc xin Covid-19 như sốt, đau đầu, đau vết tiêm,… bạn...

Vì sao phản ứng phụ sau tiêm vắc xin phòng Covid-19 ở mỗi người lại khác nhau?

Các tác dụng phụ sau tiêm vắc xin phòng Covid-19 thường là sốt, đau nhức vết tiêm, đau đầu,… Tuy...

Người mắc Covid-19 nên ăn những thực phẩm nào?

Người mắc Covid-19 phải đảm bảo ăn đủ 3 bữa chính. Thực đơn với 4 nhóm thực phẩm như sau:...

Tin mới nhất

Ngu Thư Hân có bước tiến ngang hàng Triệu Lộ Tư, được Đinh Vũ Hề giúp lập kỷ lục đáng...

21 giờ trước

Con gái Lê Phương gây bất ngờ với chiều cao khi mới 5 tuổi, có tiềm năng trở thành 'hoa...

21 giờ trước

Người đẹp Việt tại Miss Universe: H'Hen Niê dẫn đầu, Kỳ Duyên đứng cuối

1 ngày 11 giờ trước

Nghệ sĩ Việt làm công tác giảng dạy, được nhiều học trò yêu mến

1 ngày 12 giờ trước

Hồ Bích Trâm sinh con

1 ngày 13 giờ trước

Cuộc sống hôn nhân kín tiếng của Khương Ngọc: vợ xuất hiện duy nhất trong đám cưới 20 người, giấu...

2 ngày 22 giờ trước

MisThy đính chính

19/11/2024 11:09

Nguyên nhân Huỳnh Hiểu Minh và Angelababy ly hôn

19/11/2024 11:06

Phim Việt gây tranh luận vì nhân vật tính tiền sai

18/11/2024 09:31

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình