Phụ Nữ Sức Khỏe

Người tiêm đủ 2 mũi vắc xin nếu nhiễm nCoV có nguy cơ qua đời không: Chuyên gia trả lời

Tiêm vắc xin được coi là biện pháp hiệu quả mang tính lâu dài để đẩy lùi nCoV. Vậy người đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin thì có thể qua đời khi mắc bệnh hay không?

Do tình hình dịch bệnh căng thẳng, hiện nay tất cả các nước đều đang ráo riết phủ vắc xin cho người dân càng nhanh càng tốt. Đây được coi là biện pháp thiết thực nhất để nhanh chóng đi đến thời điểm ‘sống chung với đại dịch’.

Có nhiều người thắc mắc là vì sao người tiêm 2 mũi vắc xin rồi vẫn mắc bệnh, và tiêm rồi thì có dẫn tới nguy cơ qua đời vì nCoV không.

PGĐ Sở Y tế TP. HCM lý giải tiêm đủ 2 mũi vắc xin vẫn mất vì nCoV

Theo đó, chiều ngày 12/9, PGĐ Sở Y tế TP. HCM Nguyễn Văn Vĩnh Châu đã có buổi trao đổi về vấn đề vì sao tiêm 2 mũi vắc xin vẫn mắc bệnh và qua đời. Liên quan tới việc tiêm 2 mũi vắc xin vẫn mất, BS. Châu lần nữa khẳng định: bản chất của việc tiêm vắc xin là tạo kháng thể bảo vệ cơ thể trước nguy cơ mắc bệnh và diễn biến nặng.

Người tiêm đầy đủ 2 mũi vắc xin thì cơ thể có đủ kháng thể bảo vệ cao hơn người tiêm mũi 1. Về mặt khoa học, tất cả các loại vắc xin đều có tỉ lệ bảo vệ và không bao giờ bảo vệ được 100%.

‘Tỷ lệ chống nhiễm bệnh ở các loại vắc xin ‘cô vit’ hiện nay được nghiên cứu dao động từ 70 – 80%. Vì thế, vẫn có hơn 20% người sau tiêm vẫn nhiễm bệnh’, BS. Châu nói.

Bên cạnh đó, BS. Châu nhận định: Chủng Delta có đột biến nên hệ thống miễn dịch và kháng thể của cơ thể không ngăn chặn hoàn toàn được. Do đó, nhiều trường hợp dù tiêm rồi thì vẫn có thể nhiễm bệnh.

Đối với những người lớn tuổi, tỉ lệ bảo vệ bởi vắc xin thấp hơn. Người trên 65 tuổi tiêm đủ 2 mũi được bảo vệ từ 80 – 85%, còn ở người trẻ hơn thì tỉ lệ này là 90%. ‘Theo thống kê trên thế giới, những người tiêm đủ 2 mũi vẫn có thể mắc bệnh nhưng không nặng, không cần thở oxy và điều trị hồi sức tích cực với tỉ lệ 90%. 10% còn lại vẫn diễn biến nặng và qua đời. Có nhiều lý do và không phải trường hợp nào kháng thể cũng bảo vệ được cơ thể và tác động của virus lên cơ thể’, ông Châu nói rõ.

Hiện tại, TP. HCM chưa có con số thống kê cụ thể nên chưa thể công bố số liệu người tiêm vắc xin được bảo vệ như thế nào. Song, nhìn từ các nghiên cứu trên thế giới thì có lẽ ở Việt Nam cũng tương tự.

Vắc xin là biện pháp hữu hiệu và tốt nhất hiện nay nhưng không thể chủ quan được

Trước đó, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long từng nói rằng: Bộ Y tế đang nghiên cứu thí điểm tại một số địa phương về việc nới lỏng đi lại cho những người đã tiêm 2 mũi. Bởi, người tiêm đủ vẫn có thể mắc bệnh và lây cho người khác dù rằng nguy cơ mắc bệnh, chuyển nặng và lây nhiễm đã giảm. Nó là giảm chứ không phải không có. Do đó, những người đã tiêm đủ vẫn không được chủ quan.

Liên quan tới tỉ lệ người mất vì nCoV ờ những người tiêm đủ, Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết: Từ các báo cáo khoa học cho thấy tỷ lệ này thấp hơn so với nhóm chưa tiêm hoặc mới tiêm 1 mũi.

Tuy nhiên, người đã tiêm đủ vẫn có thể lây cho người khác. Vì thế, tiêm đủ không đồng nghĩa với việc được tự do đi lại và bỏ qua quy định phòng dịch. Bằng chứng là đã có một số quốc gia tỷ lệ bao phủ vắc xin cao nên đã mở cửa. Tuy nhiên, sau đó số ca nhiễm tăng cao đột biến nên buộc phải áp dụng biện pháp giãn cách và tăng cường biện pháp phòng dịch. Do đó, dù đã tiêm đủ hay chưa thì cũng phải cẩn thận, tuân thủ nghiêm ngặt biện pháp phòng dịch 5k.

Theo Khỏe và đẹp

Tin liên quan

4 thực phẩm giúp làm giảm tác dụng phụ sau khi tiêm vắc xin phòng Covid-19

Muốn làm giảm các triệu chứng sau tiêm phòng vắc xin Covid-19 như sốt, đau đầu, đau vết tiêm,… bạn...

Vì sao phản ứng phụ sau tiêm vắc xin phòng Covid-19 ở mỗi người lại khác nhau?

Các tác dụng phụ sau tiêm vắc xin phòng Covid-19 thường là sốt, đau nhức vết tiêm, đau đầu,… Tuy...

Người mắc Covid-19 nên ăn những thực phẩm nào?

Người mắc Covid-19 phải đảm bảo ăn đủ 3 bữa chính. Thực đơn với 4 nhóm thực phẩm như sau:...

Nghiến răng khi đi ngủ là gì? Gợi ý một vài mẹo trị nghiến răng khi ngủ

Tình trạng nghiến răng khi đi ngủ dù không quá đáng lo ngại nhưng có thể gây nhiều phiền toái...

Bà bầu bị COVID-19 thì khác gì so với phụ nữ bình thường bị COVID-19?

Ở phụ nữ có thai bị COVID-19, nguy cơ phải chăm sóc đặc biệt (ICU) tăng 1,5 lần, nguy cơ...

Các nhà khoa học tuyên bố tìm ra liệu pháp tiêu diệt 99,9% virus SARS-CoV-2 trong phổi bệnh nhân

Sau rất nhiều nỗ lực, các nhà khoa học đã bước đầu thu được thành tựu trong việc nghiên cứu...

4 đặc điểm trên mặt bất thường cho thấy chị em đang mắc bệnh phụ khoa

Bệnh phụ khoa gây ra nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống của người phụ nữ. Vậy đâu là nguyên nhân...

Tin mới nhất

Đau buồn vì chồng gặp tai nạn qua đời, không ngờ người phụ nữ dắt thêm đứa con nói những...

13 giờ trước

Nghi ngờ chồng có quỹ đen, tôi lén lút trữ của cải cho bản thân mình, nào ngờ ngày đọc...

13 giờ trước

Lâm bệnh nặng, chồng xin vợ cho gặp nhân tình lần cuối, nào ngờ phản ứng của ả bồ khiến...

13 giờ trước

Gọi cả gia đình đi bắt gian, đến tới nơi mở cửa ra, tôi và bố đứng hình trước cảnh...

13 giờ trước

Đêm tân hôn chồng bất ngờ làm điều này, vợ giật mình sửng sốt đôi mắt chưa bao giờ không...

17 giờ trước

Bị chồng ép ly hôn sau 7 năm chung sống, 1 năm sau gặp lại, vợ bàng hoàng khi biết...

17 giờ trước

Cha gần đất xa trời, đột nhiên người phụ nữ lạ đến gặp nói một điều khiến cả nhà tôi...

17 giờ trước

Ngày lên xe hoa, con trai riêng kiên quyết đòi chạy theo, nào ngờ chồng mới cưới quyết định một...

17 giờ trước

Chạm mặt chồng và nhân tình trong khách sạn, tôi vỡ lẽ câu chuyện giấu kỹ 10 năm nay

17 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình