Phụ Nữ Sức Khỏe

3 món không ngọt nhưng không tốt cho người tiểu đường

Theo khuyến cáo của bác sĩ nội tiết Li Aiguo (Bác sĩ trưởng Bệnh viện Hữu nghị Trung - Nhật), có 3 thực phẩm sau đây dù không ngọt nhưng vẫn gây hại cho bệnh nhân tiểu đường.

Đường huyết tăng cao là hiện tượng lượng đường có trong máu vượt mức bình thường, nguyên nhân thường là do cơ thể không tiết đủ insulin để điều hòa đường huyết.

Chế độ ăn là một trong những yếu tố chính góp phần giúp ổn định lượng đường trong máu. Bởi tiêu thụ những thực phẩm ngọt, nhiều đường sẽ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho đường huyết. Tuy nhiên, có nhiều món dù không ngọt vẫn có thể khiến đường trong máu tăng nhanh.

Theo khuyến cáo của bác sĩ nội tiết Li Aiguo (Bác sĩ trưởng Bệnh viện Hữu nghị Trung - Nhật) có 3 thực phẩm sau đây dù không ngọt nhưng vẫn gây hại, tốt nhất người tiểu đường nên tránh xa.

3 món không ngọt nhưng làm tăng đường huyết cực mạnh

1. Quả óc chó

Nếu những người đường huyết cao ăn quả óc chó hàng ngày sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự ổn định của lượng đường trong máu. Tuy trong quả óc chó không có nhiều đường nhưng hàm lượng chất béo lại rất cao, đồng thời hàm lượng đạm tương đối lớn. Người tiểu đường ăn óc chó dễ dư thừa năng lượng, đường huyết tăng cao một cách khó kiểm soát.

Nếu thích ăn quả óc chó, bệnh nhân đái tháo đường nên chú ý ăn quả óc chó 2 lần/tuần, mỗi lần không quá 2 quả.

2. Khoai tây

Mặc dù khoai tây không phải là thực phẩm nhiều đường, nhiều carb nhưng lại rất giàu tinh bột. Tinh bột sau khi vào cơ thể sẽ nhanh chóng chuyển hóa thành đường và hấp thụ vào máu khiến tuyến tụy phải làm việc năng suất hơn, điều đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Mặc dù khoai tây không phải là thực phẩm nhiều đường, nhiều carb nhưng lại rất giàu tinh bột.

 

Vì vậy, bác sĩ khuyến cáo những người có lượng đường trong máu cao nên hạn chế ăn các loại thực phẩm giàu tinh bột như khoai tây. Người mắc bệnh tiểu đường nên tiêu thụ rau củ nhiều tinh bột theo khuyến cáo của bác sĩ.

3. Thịt chiên

Thịt chiên tích tụ nhiều mỡ trong cơ thể dễ gây béo phì dẫn đến rối loạn nội tiết, nếu insulin trong cơ thể không kịp thời điều tiết lượng đường trong máu sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Vì vậy, cho dù bạn có bị tiểu đường hay không, bạn nên ăn ít thức ăn giàu chất béo lại.

Ảnh minh họa: Internet

 

Khi đường huyết tăng cao, cơ thể sẽ có 4 biểu hiện này

1. Khát nước liên tục

Khi lượng đường huyết cao, cơ thể bạn sẽ tự động tách phần nước có trong các tế bào rồi bơm trực tiếp vào máu để pha loãng lượng đường bị dư. Các tế bào lúc này thiếu nước sẽ kích thích não gây nên cảm giác khát nước không ngừng nghỉ. Nếu đã uống nhiều nước mà vẫn còn cảm thấy khát, bạn nên nghĩ đến việc đi khám bác sĩ.

Ảnh minh họa: Internet

2. Tê ngón tay

Khi lượng đường huyết trong cơ thể tăng cao sẽ hình thành cảm giác tê, ngứa ran ở các ngón tay. Khi tình trạng này kéo dài, bạn không nên xem thường.

3. Giảm cân

Khi lượng đường trong máu quá cao, cơ thể không thể tận dụng hết lượng đường đưa vào cơ thể, lúc này sẽ tiêu thụ nhiều chất béo và chất đạm dễ dẫn đến tình trạng sụt cân. Nếu bạn giảm cân mà không rõ lý do, lời khuyên cho bạn là nên theo dõi lượng đường trong máu.

4. Da ngứa

Khoảng 5% bệnh nhân tiểu đường gặp tình trạng ngứa da, đặc biệt là ngứa toàn thân. Tình trạng này xuất hiện nhiều ở người bệnh tiểu đường giai đoạn trung niên và cao tuổi. Theo các chuyên gia, sở dĩ có tình trạng này là do bệnh tiểu đường đã gây ra các bệnh thần kinh, khiến da trở nên khô và ngứa.

Theo Bảo Nam/ Phụ Nữ Việt Nam

Tin liên quan

5 loại đồ uống giải nhiệt mùa hè cho bệnh nhân tiểu đường

Bệnh nhân tiểu đường luôn cần một chế độ ăn uống có hàm lượng glucose thấp. Dưới đây là một...

5 dấu hiệu cảnh báo đường huyết tăng vọt, có thể là tiểu đường: Khi nào cần đi khám?

Các triệu chứng tăng đường huyết thường phát triển chậm trong vài ngày hoặc vài tuần. Lượng đường trong máu...

7 tín hiệu cảnh báo người tiểu đường dễ bị suy tim, ăn 4 món để hạ đường huyết

Nhiều người mắc bệnh tiểu đường đã tử vong vì suy tim, vì vậy hãy ghi nhớ 7 dấu hiệu...

Sai lầm của người Việt khi ăn trứng: Làm giảm dinh dưỡng, dễ rước bệnh

Nhiều người lựa chọn cách ăn trứng lòng đào, thậm chí là trứng sống vì nghĩ rằng, càng ít chế...

Thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp giúp người bệnh tim giảm cân, giảm vòng eo

Ăn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp đã giúp những người bị bệnh mạch vành giảm cân và...

Những lý do khiến việc rửa tay trở nên vô cùng quan trọng không chỉ trong thời kỳ dịch bệnh

Rửa tay là cách quan trọng nhất để tránh các bệnh khác nhau và ngăn ngừa sự lây lan vi...

Uống trà có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư, bệnh tim và suy giảm trí tuệ

Các chuyên gia đã tiết lộ rằng trà là một loại đồ uống có thể chống lại bệnh ung thư...

Tin mới nhất

Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng

19 giờ trước

Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?

23 giờ trước

Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công

1 ngày 19 giờ trước

Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời

1 ngày 19 giờ trước

10 kỹ năng giúp trẻ sử dụng thiết bị công nghệ lành mạnh

1 ngày 19 giờ trước

Từng cán mốc gần 70kg khi đi đẻ, Võ Hạ Trâm khiến dân tình choáng ngợp với vóc dáng sau...

2 ngày 5 giờ trước

Trẻ uống nhiều sữa hay ham ăn đồ ăn nhanh sẽ dậy thì sớm? Câu trả lời khiến nhiều bậc...

19/11/2024 12:10

Top 9 loại thực phẩm lành mạnh nhất cho trẻ em!

19/11/2024 12:07

Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?

19/11/2024 05:28

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình