Phụ Nữ Sức Khỏe

3 điều trên mâm cơm người Việt cần sửa sớm để không gánh thêm bệnh

3 thói quen trong bữa cơm của người Việt chuyên gia khuyên nên thay đổi để không gánh thêm bệnh.

Các thói quen đó là chấm chung, gắp thức ăn bằng đũa ăn của mình và nói chuyện khi ăn uống.

Chấm chung

Chấm chung một bát muối, bột canh, nước mắm là thói quen của rất nhiều người Việt. Bà Nguyễn Thị Lâm, nguyên Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyên nên thay đổi vì thói quen tiềm ẩn nhiều mối nguy bệnh tật lây qua đường miệng - miệng. Trong đó có tiềm ẩn lây nhiễm viêm gan A, virus Helicobacter pylori.

Theo Hội Khoa học tiêu hóa Việt Nam (VNAGE), trên 80% dân số nước ta bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori. Vi khuẩn này gây ra các bệnh dạ dày - tá tràng như chứng rối loạn tiêu hóa, viêm dạ dày, loét dạ dày - tá tràng.

Vi khuẩn H. pylori có nhiều trong nước bọt, mảng cao răng, niêm mạc dạ dày của người bệnh và lan truyền chủ yếu qua ăn uống.

Chấm chung bát nước chấm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Để phòng ngừa lây nhiễm vi khuẩn, virus qua đường ăn uống chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên ăn chín, uống sạch, tránh các thói quen xấu như uống chung ly rượu, chấm chung nước mắm, lấy đũa mình đang ăn gắp thức ăn cho người bên cạnh.

“Tốt nhất mỗi người nên có bát nước chấm riêng sẽ đảm bảo vệ sinh”, PGS Lâm nói.

Dùng đũa ăn gắp thức ăn cho người khác

Thói quen gắp thức ăn cho nhau trên mâm cơm rất phổ biến đối với người Việt. Nhiều người cho rằng, đó là hành động thể hiện tình cảm, sự yêu quý dành cho nhau. Nhưng chính điều này lại vô tình làm lây lan vi khuẩn, virus qua đường ăn uống.

PGS Lâm cho rằng, gắp thức ăn cho nhau bằng chính đũa ăn của mình làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường hô hấp theo đường giọt bắn. Để tránh nguy cơ bệnh tật bạn nên thay đổi thói quen này bằng cách trên bàn ăn nên có một đôi đũa và một chiếc thìa được quy ước chỉ dùng gắp thức ăn từ đĩa chung về bát riêng.

Theo Phạm Loan/ VTC News

Tin liên quan

Dâu tằm tốt ngang nhân sâm, nhưng 2 nhóm người này tuyệt đối không nên ăn

Vì giá trị dinh dưỡng cao nên người ta thường ví dâu tằm tốt ngang nhân sâm, nhưng 2...

Ngồi vào mâm cơm nên gắp rau hay thịt ăn trước?

Thứ tự ăn uống rất quan trọng, sẽ ảnh hưởng đến vị giác cũng như sức khỏe người dùng.

Loại rau mọc dại khắp cánh đồng, được dùng làm bánh, làm thuốc dưỡng phổi, hạ huyết áp

Lá rau khúc thường được dùng để làm bánh khúc. Đây là món ăn dân dã, gắn liền với tuổi...

Thức uống từ loại hoa đang vào mùa giúp giảm lượng đường trong máu, thanh nhiệt

Hoa sen có chứa nhiều hợp chất có tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu, chống oxy hoá, chống...

4 biến tấu nấu chôm chôm thành món ăn nên thử vào mùa hè

Ngoài ăn quả, chôm chôm còn được đầu bếp chế biến thành các món ăn mặn như gỏi, canh hoặc...

Loại quả mùa hè là “thuốc điều hòa đường huyết tự nhiên”

Không phải ai cũng biết loại quả ngon ngọt này là vị “thuốc” quý giúp điều hòa đường huyết, hỗ...

Thứ hạt cứ ăn là gây "mùi khó chịu" nhưng lại cực tốt cho sức khỏe

Hạt mít được coi là có lợi cho sức khỏe vì chứa nhiều chất dinh dưỡng, ngăn ngừa ung thư...

Tin mới nhất

8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...

21 giờ trước

Top 5 mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng!

21 giờ trước

4 sai lầm mỗi khi gội đầu để tránh rụng tóc thường xuyên

21 giờ trước

Cuộc sống hiện tại của nữ diễn viên Dương Cẩm Lynh sau biến cố nợ nần

21 giờ trước

Sao nữ tiên phong cho dàn mỹ nhân VTV thế hệ mới lên xe hoa trong năm 2024, được chồng...

21 giờ trước

Bảo Anh khoe con gái cực yêu, ngày càng lém lỉnh khiến CĐM 'mê xỉu': Mới 17 tháng đã được...

21 giờ trước

Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?

1 ngày 12 giờ trước

Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?

1 ngày 12 giờ trước

Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...

1 ngày 12 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình