Trẻ tè dầm (đái dầm) là chứng bệnh tiểu tiện không tự chủ, lúc ngủ, xảy ra vào ban đêm hoặc buổi trưa. Thường gặp ở khoảng 10% trẻ em trong độ tuổi từ 5-6 tuổi.
Đây có lẽ là vấn đề nan giải của nhiều gia đình có con nhỏ và để giải quyết tình trạng này, một số người chọn cách đánh thức trẻ dậy lúc nửa đêm. Tuy nhiên, hành động này không được bác sĩ khuyến khích vì nó để lại nhiều hệ lụy không tốt cho sự phát triển của trẻ.
Làm suy yếu sự tiết hormon kháng bài niệu (ADH)
Dưới góc nhìn khoa học, khi trẻ lớn dần, cơ thể sẽ tự động tiết ra một chất gọi là hormon kháng bài niệu. Hormon này được tiết ra bởi một nhóm tế bào ở vùng đồi dưới não, có tác dụng cân bằng huyết áp, lượng máu và nước trong cơ thể, bằng cách kiểm soát lượng chất thải trong cơ thể bài tiết ra ngoài.
Hormon này sẽ được tiết ra vào ban đêm nhiều hơn ban ngày. Hành động gọi bé thức giấc thường xuyên để đi tiểu đêm, nó sẽ không có lợi trong việc tiết ra hormon kháng bài niệu. Chính điều này sẽ là thói quen tiểu đêm trở nên tệ hơn.
Làm ảnh hưởng chức năng của bàng quang
Đi tiểu là phản xạ sinh lý của con người, khi nước tiểu trong bàng quang đầy, nó sẽ truyền tín hiệu với vỏ não, tạo ra kích thích khiến người ta muốn đi tiểu.
Nhưng khi phản xạ này bị tác động sẽ làm phản xạ buồn tiểu bị phá hủy, chức năng bàng quang bị ảnh hưởng. Từ đó bé sẽ không thể nhịn được tiểu và tiểu nhiều lần hơn vào ban đêm.
Làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và sự phát triển của trẻ
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ em sẽ cao lớn nhanh hơn trong lúc ngủ so với lúc chúng thức. Vì khi trẻ chìm vào giấc ngủ tuyến yên ở đáy não có thể tiết ra nhiều hormon tăng trưởng và thúc đẩy sự phát triển của xương, cơ và các cơ quan nội tạng.
Nếu trẻ thường xuyên bị đánh thức trong tình trạng ngủ say lúc đêm khuya để đi tiểu, nó không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và làm chậm sự phát triển chiều cao của trẻ.