Nhịn đi vệ sinh
Nhịn đi vệ sinh là một trong những nguyên nhân chính gây ra vấn đề về thận. Nếu thường xuyên nhịn đi vệ sinh, giữ nước tiểu trong bàng quang suốt thời gian dài khiến vi khuẩn sinh sôi. Điều này dẫn đến việc nhiễm trùng thận và đi vệ sinh không tự chủ.
Ngồi quá lâu
Ngồi quá lâu khiến thận khó cải thiện huyết áp, gây khó khăn quá trình chuyển hóa đường glucose có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận 30% vì lúc này
Hãy cố gắng tập thể dục ít nhất 2-3 lần một tuần và tranh thủ đi bộ nếu có thể.
Luyện tập quá mức
Luyện tập quá mức có thể gây tiêu cơ vân – tình trạng bị tổn thương của cơ bắp. Điều này dẫn đến các biến chứng về sức khỏe nghiêm trọng bao gồm suy thận.
Vì vậy bạn luyện tập tránh xảy ra tình trạng đau cơ và uống nhiều nước để tránh nước tiểu sẫm màu.
Lạm dụng thuốc giảm đau
Điều này xảy ra khi lạm dụng thuốc giảm đau (không theo toa của bác sĩ) làm giảm lưu lượng máu đến thận và suy giảm chức năng thận.
Vì vậy, ngay cả khi bị đau nhiều, chỉ nên dung thuốc giảm đau trong một thời gian ngắn và dung liều thấp nhất có thể.
Không uống đủ nước
Uống đủ nước giúp thận tạo ra nước tiểu để đào thải chất độc ra khỏi cơ thể. Ngược lại, uống không đủ nước dẫn đến sỏi thận.
Nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để giữ cho thận khỏe mạnh.
Để nhận biết bạn có uống đủ nước hay không hãy quan sát màu nước tiểu. Màu nước tiểu càng sậm màu cho thấy cơ thể đang uống chưa đủ nước.
Thiếu ngủ
Một giấc ngủ đủ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe cơ thể, đặc biệt là thận. Giấc ngủ điều chỉnh và điều phối chức năng của thận, giúp cơ quan này tái tạo.
Ngủ không đủ giấc có thể gây xơ vữa động mạch hoặc xơ cứng và tắc nghẽn động mạch. Tình trạng này có thể dẫn đến huyết áp cao, khiến thận làm việc quá tải và gây suy thận.
Uống nước có ga không đường
Theo các chuyên gia y tế, việc tiêu thụ nước uống có ga sẽ gây hại cho thận. Năm 2009, một nghiên cứu cho thấy hơn 3.000 phụ nữ bị suy giảm chức năng thận do uống nhiều hơn 2 chai nước ngọt mỗi ngày. Những đồ uống có đường khác cũng gây ra tình trạng tương tự.
Ăn nhiều thịt
Việc tiêu thụ quá nhiều protein từ động vật tạo ra nhiều axit trong máu. Theo thời gian, chứng rối loạn này có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa và các vấn đề về thận mãn tính.
Lượng protein nên tiêu thụ mỗi ngày chỉ khoảng 1-1,6g/kg trọng lượng cơ thể. Vì vậy, hãy cố gắng tiêu thụ nhiều trái cây và rau quả hơn và các protein khác như trứng, cá, đậu và quả hạch hơn.
Tiêu thụ nhiều muối và đường
95% natri tiệu thụ với thực phẩm được chuyển hóa bởi thận. Vì vậy khi ăn đồ ăn quá mặn, thận phải làm việc nhiều hơn để loại bỏ natri. Điều này dẫn đến suy giảm chức năng của thận và dẫn đến việc giữ nước trong cơ thể, dẫn đến tình trạng tăng huyết áp.
Việc tiêu thụ quá nhiều đường cũng dẫn đến bệnh cao huyết áp, béo phí và tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Đây là những nguyên nhân hàng đầu gây suy thận.
Lượng muối được khuyến cáo chỉ khoảng 3,75 gram (hoặc 0,75 muỗng cà phê) mỗi ngày, với lượng đường khoảng 25-38 gram (hoặc 6-9 muỗng cà phê).
Bỏ qua các bệnh nhiễm khuẩn thông thường
Cơ thể tạo ra kháng thể để chống lại các bệnh thông thường như: ho, cảm lạnh, cúm hoặc viêm amindan. Những kháng thể sau khi "hy sinh" sẽ lắng trong các phần lọc của thận và gây viêm. Vì vậy, nếu bệnh kéo dài trong một thời gian dài, thận có thể bị tổn thương nghiêm trọng.
Đế bảo vệ thận, hãy điều trị nhiễm khuẩn đúng cách theo chỉ định của bác sĩ, nghỉ ngơi sau giờ làm việc.