Phụ Nữ Sức Khỏe

10 điểm mới nhất về thẻ căn cước công dân, người dân phải biết

Sáng 27/11, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Căn cước, và có những thay đổi mới mà ai cũng phải biết.

Sẽ khai tử Chứng minh nhân dân từ 1/1/2025

Mọi CMND chỉ được sử dụng hết 31/12/2024 dù còn hạn sử dụng hay không.

Theo khoản 2 Điều 46 Luật Căn cước quy định về giá trị sử dụng chứng minh nhân dân (CMND), cụ thể:

- Chứng minh nhân dân còn thời hạn sử dụng thì được sử dụng đến hết ngày 31/12/2024. Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân vẫn giữ nguyên giá trị sử dụng.

Như vậy, mọi CMND chỉ được sử dụng hết 31/12/2024 dù còn hạn sử dụng hay không.

Có thể thấy, đây là một trong những thay đổi quan trọng, là điểm mới của Luật Căn cước từ 1/7/2024 so với khoản 2 Điều 38 Luật Căn cước công dân năm 2014. Khi đó, quy định cũ nêu rõ, Chứng minh nhân dân đã cấp vẫn được sử dụng cho đến hết thời hạn 15 năm hoặc khi công dân yêu cầu đổi sang thẻ Căn cước công dân.

Tuy nhiên, theo quy định mới, mọi Chứng minh nhân dân đều phải thực hiện việc đổi sang thẻ Căn cước từ ngày 01/01/2025 tới đây.

Cấp thẻ Căn cước cho người dưới 14 tuổi từ 01/7/2024

Hiện nay chỉ cấp thẻ CCCD cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên. Tuy nhiên, từ 01/7/2024, khi Luật Căn cước có hiệu lực thì người được cấp thẻ Căn cước là:

- Công dân Việt Nam.

- Độ tuổi: Từ đủ 14 tuổi trở lên bắt buộc phải làm thủ tục cấp thẻ Căn cước; công dân dưới 14 tuổi nếu có nhu cầu thì thực hiện thủ tục cấp thẻ Căn cước.

Như vậy, theo quy định mới, người dưới 14 tuổi từ ngày 01/7/2024 có thể được cấp thẻ Căn cước nếu có nhu cầu.

Bổ sung giấy chứng nhận căn cước

Theo đó, giấy chứng nhận căn cước là giấy tờ được giải thích tại khoản 10 Điều 3 Luật Căn cước như sau:

Giấy chứng nhận căn cước là giấy tờ tùy thân chứa đựng thông tin về căn cước của người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch, do cơ quan quản lý căn cước cấp theo quy định của Luật này.

Như vậy, các quy định về loại giấy này như sau:

- Đối tượng cấp: Người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch đang sinh sống tại cấp xã, cấp huyện (nếu không có đơn vị hành chính cấp xã) từ 06 tháng trở lên.

- Nội dung thể hiện: Quốc huy; các dòng chữ "CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM, Độc lập - Tự do - Hạnh phúc; Chứng nhận Căn cước"; họ, chữ đệm, tên; số định danh cá nhân; ảnh khuôn mặt, vân tay; ngày tháng năm sinh; giới tính; nơi sinh; quê quán; dân tộc; tôn giáo; tình trạng hôn nhân; nơi ở hiện tại; ngày tháng năm cấp, cơ quan cấp; thời hạn sử dụng 01 năm; họ tên chữ đệm quốc tịch của cha, mẹ, vợ, chồng, người đại diện hợp pháp, người giám hộ, người được giám hộ (nếu có).

- Thẩm quyền cấp, cấp đổi, cấp lại, thu hồi: Giám độc công an cấp tỉnh.

- Giá trị sử dụng: Chứng minh về căn cước đề thực hiện giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam, trong thời hạn 01 năm.

Công dân sẽ có Căn cước điện tử từ 1/7/2024

Điều 31 Luật Căn cước nêu rõ, mỗi công dân sẽ chỉ có 01 Căn cước điện tử.

Một trong những nội dung đáng chú ý khác của điểm mới Luật Căn cước là bổ sung Căn cước điện tử. Theo đó, Điều 31 Luật Căn cước nêu rõ, mỗi công dân sẽ chỉ có 01 Căn cước điện tử. Đây là Căn cước được thể hiện qua tài khoản định danh điện tử.

Sau khi đã có Căn cước điện tử, công dân có thể thực hiện tích hợp thông tin vào thẻ Căn cước thông qua việc cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ Căn cước hoặc ứng dụng VNeID.

Ngoài ra, các quy định liên quan đến Căn cước điện tử gồm:

- Thông tin trong Căn cước điện tử:

Thông tin về Căn cước: Thông tin của công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (họ tên chữ đệm khai sinh; số định danh cá nhân; giới tính; nơi sinh; quê quán; dân tộc; tôn giáo…); thông tin nhân dạng; thông tin sinh trắc học (khuôn mặt, vân tay, mống mắt, AND, giọng nói); nghề nghiệp; trạng thái.

Thông tin được tích hợp: Thẻ bảo hiểm y tế, sổ bảo hiểm xã hội, giấy phép lái xe, giấy khai sinh, đăng ký kết hôn hoặc giấy tờ khác trừ thông tin trên giấy tờ do Bộ Quốc phòng cấp.

Thông tin được xác thực từ cơ sở dữ liệu quốc gia và cơ sở dữ liệu chuyên ngành theo đề nghị của công dân.

- Mục đích sử dụng: Dùng để thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ hành chính công, giao dịch, hoạt động khác theo nhu cầu của công dân.

- Trường hợp Căn cước điện tử bị khóa: Theo yêu cầu; vi phạm điều khoản của VNeID; bị thu hồi thẻ Căn cước; chết; khi cơ quan tố tụng/cơ quan khác yêu cầu…

- Trường bị Căn cước điện tử mở khóa: Khi có yêu cầu; đã khắc phục vi phạm điều khoản sử dụng VNeID; được cấp lại thẻ Căn cước; do yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng/cơ quan khác.

Phải cung cấp thông tin mống mắt

Việc cấp thẻ Căn cước được quy định tại Đièu 23 Luật Căn cước như sau:

Người dưới 14 tuổi thực hiện theo đề nghị của người này hoặc cha, mẹ, người giám hộ. Cụ thể:

- Với trẻ dưới 06 tuổi:

Thực hiện cấp thẻ Căn cước cho trẻ dưới 06 tuổi qua cổng dịch vụ công.

Người dưới 06 tuổi chưa đăng ký khai sinh: Thực hiện qua các thủ tục liên thông với đăng ký khai sinh trên cổng dịch vụ công hoặc trực tiếp tại cơ quan quản lý Căn cước.

Với đối tượng này, khi làm thẻ Căn cước cũng không phải thu nhập đặc điểm nhân dạng và thông tin sinh trắc học.

- Với trẻ từ 06 - dưới 14 tuổi: Cha, mẹ hoặc người giám hộ thực hiện các công việc:

Trực tiếp đưa người này đến cơ quan quản lý căn cước để thu nhận đặc điểm nhân dạng, thông tin sinh trắc học.

Kê khai, ký, thực hiện thủ tục cấp thẻ Căn cước thay cho người đó.

Người từ đủ 14 tuổi trở lên:

Bước 1: Người tiếp nhận kiểm tra, đối chiếu thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư… để xác định chính xác người cần cấp thẻ. Nếu chưa có thông tin thì thực hiện cập nhật thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Bước 2: Thu thập đặc điểm nhân dạng, thông tin sinh trắc học: Ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt của người cần cấp thẻ Căn cước.

Bước 3: Người đề nghị cấp thẻ kiểm tra, ký vào phiếu thu nhận thông tin căn cước.

Bước 4: Nhận giấy hẹn trả thẻ Căn cước. Việc trả thẻ được thực hiện theo địa điểm trong giấy hẹn hoặc ở địa điểm khác nếu có yêu cầu và người này phải trả phí dịch vụ chuyển phát.

Như vậy, chỉ có trường hợp trẻ dưới 06 tuổi thì mới không lấy thông tin sinh trắc học là mống mắt còn các độ tuổi còn lại đều phải thực hiện lấy thông tin này.

Rút ngắn thời gian cấp lại thẻ Căn cước

Theo Điều 26 Luật Căn cước, thời hạn cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ Căn cước là 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Thêm trường hợp phải đổi thẻ Căn cước

Thay đổi thông tin họ, chữ đệm, tên khai sinh, ngày, tháng, năm sinh phải đổi lại căn cước.

Căn cứ Điều 24 Luật Căn cước, các trường hợp cấp đổi, cấp lại, bị thu hồi thẻ Căn cước như sau:

- Trường hợp thẻ Căn cước phải cấp đổi:

+ Đến độ tuổi phải cấp đổi thẻ Căn cước theo khoản 1 Điều 21 Luật Căn cước: Khi công dân đủ 14 tuổi, đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

+ Thay đổi thông tin họ, chữ đệm, tên khai sinh, ngày, tháng, năm sinh.

+ Khi thay đổi nhân dạng, xác định lại giới tính/chuyển đổi giới tính.

+ Có sai sót trên thẻ Căn cước về các thông tin trên thẻ này.

+ Khi thay đổi địa giới hành chính, đơn vị hành chính.

+ Xác lập lại số định danh cá nhân.

+ Khi có yêu cầu của người được cấp thẻ Căn cước

Lưu ý: Sẽ thu lại thẻ Căn cước công dân, thẻ Căn cước đã sử dụng trong trường hợp này.

- Trường hợp được cấp lại thẻ: Khi chưa đến tuổi phải đổi thẻ Căn cước thì sẽ được cấp lại thẻ Căn cước trong các trường hợp sau đây:

+ Bị mất thẻ.

+ Bị hư hỏng thẻ đến mức độ không thể sử dụng được nữa.

+ Công dân được trở lại quốc tịch Việt Nam.

Trường hợp này có thể làm online trên cổng dịch vụ công hoặc đến trực tiếp nơi cấp thẻ để thực hiện. Thông tin được sử dụng là thông tin trên thẻ Căn cước đã được cấp gần nhất.

Bỏ quê quán và vân tay trên thẻ Căn cước

Theo quy định mới tại Luật Căn cước, nội dung trên thẻ Căn cước gồm các thông tin được mã hóa và thông tin được in trên thẻ:

- Hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Dòng chữ "CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM, Độc lập - Tự do - Hạnh phúc".

- Dòng chữ "CĂN CƯỚC";

- Ảnh khuôn mặt.

- Số định danh cá nhân.

- Họ, chữ đệm và tên khai sinh.

- Ngày, tháng, năm sinh.

- Giới tính.

- Nơi đăng ký khai sinh/Nơi sinh.

- Quốc tịch.

- Nơi cư trú.

- Ngày, tháng, năm cấp thẻ và ngày, tháng, năm hết hạn sử dụng.

- Nơi cấp: Bộ Công an.

So với hình thẻ Căn cước công dân, thẻ Căn cước đã bỏ mục quê quán thay vào đó là nơi đăng ký khai sinh hoặc nơi sinh; và nơi cư trú; bỏ vân tay, đặc điểm nhận dạng.

Người dân có phải đổi thẻ CCCD sang thẻ Căn cước không

Theo điều 46 Luật Căn cước nêu rõ:

- Thẻ Căn cước công dân đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được ghi trong thẻ, được cấp đổi sang thẻ Căn cước khi công dân có yêu cầu.

Theo đó, Luật này sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2024 và thay thế cho Luật Căn cước công dân số 592014/QH13. Bởi vậy:

- Người dân đang có thẻ Căn cước công dân cấp trước ngày 01/7/2024 không phải đổi sang thẻ Căn cước mà được sử dụng cho đến hết thời hạn ghi trong thẻ.

- Người dân đang có thẻ Căn cước công dân nếu muốn đổi sang thẻ Căn cước mới thì sẽ được thực hiện thay đổi.

Chính thức đổi tên Căn cước công dân sang thẻ Căn cước

Theo đó, khoản 1 và khoản 9 Điều 3 Luật Căn cước định nghĩa như sau:

- Căn cước là thông tin cơ bản về nhân thân, lai lịch, đặc điểm nhân dạng và sinh trắc học của một người.

- Thẻ Căn cước là giấy tờ tùy thân chứa đựng thông tin về căn cước của công dân Việt Nam, do cơ quan quản lý căn cước cấp theo quy định của Luật này.

Như vậy, đây là điểm mới của Luật Căn cước từ 01/7/2024 quan trọng nhất của Luật Căn cước so với quy định cũ. Theo đó, căn cước là giấy tờ tùy thân chứa các thông tin cơ bản về nhân thân, lai lịch, đặc điểm nhân dạng và sinh trắc học của một người gồm:

- Ảnh khuôn mặt.

- Số định danh cá nhân.

- Họ, chữ đệm và tên khai sinh.

- Ngày, tháng, năm sinh.

- Giới tính.

- Nơi đăng ký khai sinh/Nơi sinh.

- Quốc tịch.

- Nơi cư trú.

- Ngày, tháng, năm cấp thẻ và ngày, tháng, năm hết hạn sử dụng.

Theo Bùi Hân/Gia Đình và Xã Hội

Tin liên quan

9 tuổi chưa biết đi, bé trai được phát hiện mắc loại bệnh hiếm gặp, đôi chân yếu, gầy tong...

Ngay từ nhỏ, cháu bé đã có thân hình bé nhỏ, 2 tuổi mới bắt đầu vịn để đứng dậy...

Tin mật cá trắm chữa bệnh, người phụ nữ ngộ độc nặng

Sau vài giờ đồng hồ nuốt mật cá trắm, bệnh nhân có biểu hiện buồn nôn và nôn nhưng giấu...

Ngỡ ăn mật cá trắm ví như "thần dược" tốt cho sức khoẻ, hai người ngộ độc đến suy tạng

Sau khi ăn mật cá trắm, cụ bà ở Thái Bình và người đàn ông ở Phú Thọ đã nhập...

Sáng nay, không khí Hà Nội ở ngưỡng rất xấu

Nhiều ứng dụng quan trắc chất lượng không khí (AQI) ghi nhận mức độ ô nhiễm của Hà Nội sáng...

Khi nào ‘chốt’ phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2025?

Chỉ còn hơn 1 năm nữa, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 sẽ diễn ra nhưng hiện tại, Bộ GD&ĐT...

Gió Đông Bắc tăng cường gây sóng lớn ở nhiều vùng biển, miền Bắc vẫn nắng ấm

Theo dự báo thời tiết hôm nay, miền Bắc vẫn nắng ấm mức nhiệt cao nhất nhiều tỉnh thành lên...

Hàng triệu lao động được hưởng quyền lợi đặc biệt nhờ tham gia loại hình bảo hiểm này

Bảo hiểm xã hội là một trong những chính sách an sinh hữu ích đối với người tham gia, do...

Tin mới nhất

Tiệc cưới tàn, tôi trở về phòng sẵn sàng tân hôn cùng vợ, ai ngờ sau lớp váy cưới, cô...

1 giờ trước

Thấy vợ ngày càng lạnh nhạt, thường vào nhà tắm khóc nức nở, tôi âm thầm tìm hiểu thì gục...

1 giờ trước

Thấy con gái càng lớn không giống ai trong nhà, tôi lén kiểm tra ADN thì kết quả lần ba...

1 giờ trước

Chuẩn bị đi nghỉ lễ, cha mẹ chồng bất ngờ đến chơi

1 ngày 20 giờ trước

49 ngày ông nội tôi định về quê, nghe bạn trai yêu 7 năm nói tôi muốn chia tay luôn

2 ngày 1 giờ trước

Trước cưới 2 tuần bạn gái đưa ra một đề nghị, nghe xong tôi sửng sốt, hoài nghi về bản...

2 ngày 1 giờ trước

Gặp lại bạn trai cũ, tôi cho 2 bố con nhận nhau, phản ứng của anh ấy làm tôi hối...

2 ngày 1 giờ trước

Đi công tác về, tôi tặng vợ đôi khuyên tai vàng sang trọng, không ngờ em quỳ rạp xuống rồi...

27/04/2024 08:53

Bạn gái nói có bầu, tôi quyết không nhận, chưa cưới sao tin được đó là con mình cơ chứ

25/04/2024 22:13

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình