Phụ Nữ Sức Khỏe

Xử trí tại chỗ dị vật đường thở cho trẻ

Với kinh nghiệm nhiều năm, bác sĩ Bùi Văn Hải - Chuyên khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC chia sẻ những thông tin hữu ích về sơ cấp cứu dị vật đường thở ở trẻ nhỏ ngay tại chỗ.

Ngạt thở do dị vật đường thở là một tai nạn nguy hiểm thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 2 tuổi, do vật lạ rơi vào đường thở gây hẹp hoặc tắc hoàn toàn đường thở. Đó là tình trạng cấp cứu khẩn cấp, nếu không xử lý kịp thời có thể dẫn đến các hậu quả nặng nề như tổn thương não không hồi phục, thậm chí gây tử vong. Bác sĩ Hải cho biết, nếu trẻ không may có mắc dị vật, nhưng được cha mẹ phát hiện kịp thời và có cách xử trí thì có thể cứu sống con trong giây lát.

Nhận biết trẻ có dị vật đường thở

Trẻ đang chơi bổng khóc cẩn trọng có thể mắc dị vật đường thở.

Trẻ đang khỏe mạnh hoặc hô hấp bình thường trước đó đột ngột ho sặc sụa, khó thở, không khóc, tím tái nhanh chóng, ngừng thở, lờ đờ, lơ mơ hoặc hôn mê phải nghĩ đến ngay là ngạt thở do dị vật đường thở.

Tùy mức độ bít tắc đường thở mà biểu hiện từ ho, khó thở, khóc yếu đến nặng hơn là không khóc được, tím tái, ý thức tụt dần đến hôn mê.

Nguyên nhân thường gặp

Do trẻ sặc thức ăn như cháo, sữa, cơm, … Hít vào đường thở các vật nhỏ hay gặp như các loại hạt, kẹo viên, thuốc viên,… Cũng có thể là đồ chơi và các vật dụng nhỏ như: hòn bi, nắp bút, đầu lọc thuốc lá,… Sặc do đờm dãi, các loại thức uống,…

Cách xử trí

Nếu trẻ còn hồng hào, khóc được, nói được, la hét, không khó thở, cha mẹ nên đặt ở tư thế ngồi thở, giữ yên trẻ và đưa đến bệnh viện để khám và gắp dị vật ra. Nếu nạn trẻ xuất hiện tím tái, khó thở, không khóc hoặc khóc yếu, cha mẹ nhanh chóng gọi cấp cứu, người hỗ trợ và tiến hành thủ thuật vỗ lưng ấn ngực.

Xử trí đúng cách có thể cứu sống con khi mắc dị vật.

Đối với trẻ dưới 2 tuổi, thao tác vỗ lưng, ấn ngực được thực hiện như sau: Đặt trẻ nằm sấp, đầu thấp trên cánh tay trái, giữ chặt đầu và cổ trước bằng bàn tay trái. Dùng gót bàn tay phải vỗ 5 cái thật mạnh vỗ lưng trẻ ở khoảng giữa hai bả vai. Sau đó, lật ngửa trẻ sang tay phải, nếu trẻ còn khó thở, tím tái, dùng hai ngón tay trái ấn mạnh ở vùng 1/2 dưới xương ức 5 cái. Nếu dị vật vẫn chưa rơi ra ngoài, hãy lật người trẻ lại tiếp tục vỗ lưng. Luân phiên vỗ lưng và ấn ngực cho tới khi dị vật rơi khỏi đường thở hoặc trẻ khóc được.

Đối với trẻ lớn (từ trên 2 tuổi) thì làm thủ thuật Heimlich: Đứng sau lưng trẻ, vòng hai tay ôm lấy thắt lưng trẻ. Nắm chặt bàn tay làm thành một quả đấm đặt ở vùng thượng vị, ngay dưới chóp xương ức, phía trên rốn. Ẩn 5 cái dứt khoát theo hướng từ trước ra sau và từ dưới lên trên, mạnh và nhanh. Có thể lặp lại 6-10 lần ấn bụng cho tới khi dị vật rơi khỏi đường thở hoặc trẻ khóc được.

Nếu trẻ ngưng thở, phải thổi ngạt hai cái chậm trước và xen kẽ thổi ngạt khi làm thủ thuật Heimlich hay vỗ lưng ấn ngực cho tới khi trẻ thở lại hoặc la khóc được. Sau khi lấy được dị vật, hoặc trẻ la khóc được, vẫn phải đưa nạn nhân đến cơ sở y tế để kiểm tra. Không can thiệp nếu trẻ vẫn còn còn thở, ho hoặc kêu khóc được. Không cố móc dị vật ra nếu không nhìn thấy được, vì có thể làm dị vậy di chuyển vào sâu hơn trong đường thở.

Cách phòng tránh

Để xa tầm tay trẻ các thức ăn để hóc.

Để xa tầm với của trẻ nhỏ tất cả các vật dụng nhỏ có thể gây nguy hiểm cho trẻ, nhất là những vật dụng nhỏ có thể gây dị vật đường thở. Không ép trẻ ăn, uống khi đang khóc hoặc nô đùa khi có thức ăn trong miệng. Luyện cho trẻ thói quen không cho các vật và đồ chơi vào mồm ngậm mút. Không cho trẻ ăn thức ăn dễ hóc như lạc, quất, hồng bì, hạt bí, hạt dưa,…

Đối với trẻ bị viêm mũi họng, nhiều đờm dãi, hay trẻ bị nôn ói, thì cần chú ý thường xuyên lau rửa sạch mũi, miệng cho trẻ. Rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý hoặc hút mũi bằng các dụng cụ phù hợp.

Theo Thanh Loan/Vietnamnet

Tin liên quan

Dấu hiệu và cách điều trị hẹp bao quy đầu ở trẻ em

Hẹp bao quy đầu là hiện tượng bất bình thường ở đầu dương vật do phần da bảo vệ quy...

11 chiêu những kẻ bắt cóc trẻ em hay sử dụng, cha mẹ nên biết để đề phòng

Chỉ một phút lơ là các bậc phụ huynh có thể mất con bất cứ lúc nào.

Tai nạn trẻ em: Khó cứu vì không được sơ cứu

Đôi khi chính những hành động bình tĩnh, hợp lý của cha mẹ mới là yếu tố quyết định quyết...

Trời lạnh dưới 10 độ C, trẻ em một tuần không tắm có sao không?

Mùa đông mẹ không cần tắm cho bé sơ sinh hàng ngày. Tuy nhiên, mẹ cũng không nên kéo quá...

Trẻ em uống kháng sinh có thể dễ cáu bẳn khi trưởng thành

Một nghiên cứu mới của Đại học McMaster, Ontario (Canada), trẻ em uống kháng sinh có thể dễ cáu bẳn...

Trẻ em cần bao nhiêu đạm là đủ?

Đạm là chất căn bản cho sự sống của mọi tế bào, giúp sản sinh, tu bổ, sửa chữa những...

Trẻ em dễ mắc nhiều bệnh nguy hiểm vì… quá sạch sẽ

Các nhà khoa học cho rằng chính lối sống quá sạch sẽ là nguyên nhân của nhiều căn bệnh nguy...

Tin mới nhất

8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...

2 giờ trước

Top 5 mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng!

2 giờ trước

4 sai lầm mỗi khi gội đầu để tránh rụng tóc thường xuyên

2 giờ trước

Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?

17 giờ trước

Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?

17 giờ trước

Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...

17 giờ trước

7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!

21 giờ trước

Tránh uống rượu khi bạn đang uống các loại thuốc này

21 giờ trước

Vì sao nam giới nên ăn chuối?

21 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình