Phụ Nữ Sức Khỏe

Xử trí bé bị hăm tã

Bé nhà tôi được 4 tháng, thường xuyên phải dùng tã giấy, bỉm. Vùng kín của cháu luôn đỏ và có mùi khai. Có phải bé bị hăm, xử trí thế nào? Lê Thu Hoa (Hòa Bình)

Hăm tã là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Việc xử trí không đúng cách dễ khiến tình trạng hăm của trẻ nặng hơn và bội nhiễm. Trẻ bị hăm da thường đau lúc đi tiêu, quấy nhiều, thậm chí kém ăn, ít ngủ...

Hăm ở dạng nhẹ sẽ tự khỏi không cần điều trị. Quan trọng nhất là chú trọng vệ sinh cho bé. Phải rửa sạch vùng kín cho bé ngay sau khi đi vệ sinh bằng nước ấm, thấm khô và thay tã mới.

Ảnh minh họa: Internet

Khi rửa cần nhẹ nhàng, tránh để bé đau và xây xước da thêm. Càng hạn chế cho bé dùng bỉm thì càng tốt. Trường hợp hăm tã nhẹ, chỉ cần bôi kem chống hăm vào các vết hăm. Nên lưu ý lựa chọn kem chống hăm có chứa chất dexpanthenol (chất tiền vitamin B5) hoặc lanolin (chiết xuất từ mỡ cừu tự nhiên), kẽm oxyt  để duy trì độ ẩm cho da. Không dùng phấn rôm để rắc vào chỗ hăm vì có thể làm nặng thêm vùng da đang bị tổn thương.

Cũng không nên sử dụng kem thoa có chứa corticoid, trừ trường hợp được bác sĩ chỉ định và hướng dẫn cách sử dụng.

Nên cho trẻ đi khám chuyên khoa da liễu nhi ngay nếu thấy có các dấu hiệu như: tình trạng hăm xấu hơn, lan rộng hơn và không hết sau 2-3 ngày. Hăm lan tới bụng, tay, lưng, mặt.

Trẻ sốt, vùng da bị hăm tấy đỏ, nổi mụn, phồng, loét hoặc vết thương đầy mủ... thì có thể vùng da đó đã bị bội nhiễm hay nhiễm nấm.

Theo BS Lan Anh/Sức khỏe và Đời sống

Tin liên quan

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 7 - 8 tháng tuổi, mẹ không phải vắt óc suy nghĩ...

Từ khi có con, mọi thứ với em thay đổi nhiều lắm, tất cả những gì tốt nhất em đều...

Trẻ bị táo bón kinh niên có xu hướng kén ăn

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng trẻ em bị táo bón kinh niên thường có các vấn đề...

Bác sĩ Nhi hướng dẫn cách xử trí khi trẻ bị co giật, tránh nguy hiểm đến tính mạng

Nhiều bậc phụ huynh lo lắng khi tình trạng co giật ở trẻ xảy ra. Trong trường hợp nguy cấp...

Dấu hiệu mọc răng ở trẻ sơ sinh: Mẹ đã biết chưa?

Chiếc răng đầu tiên mọc lên là một sự kiện lớn trong quá trình phát triển của trẻ sơ sinh,...

Sai lầm khi hạ sốt của bố mẹ khiến bé trai 8 tháng tuổi chết não

Người bố đã trực tiếp lấy rượu công nghiệp có sẵn trong nhà để chà sát lên cơ thể em...

Trẻ em ăn cơm rượu trong ngày Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5: Có nên không?

Theo quan niệm dân gian từ rất lâu đời, cứ vào dịp ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng...

Xuất huyết tiêu hóa: Biến chứng của loét dạ dày - tá tràng ở trẻ em

Gần đây, khoa Nhi BV. Nguyễn Tri Phương (TP.HCM) liên tục nhận và điều trị nhiều bệnh nhi xuất huyết...

Tin mới nhất

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình