Cách đây ít lâu, một người đàn trẻ được đưa vào viện cấp cứu với tình trạng không tỉnh táo, tức ngực, tình trạng tương đối nguy kịch.
Sau khi thăm khám, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp. Các nhân viên y tế mất hơn 2 giờ đồng hồ cấp cứu cuối cùng bệnh nhân cũng qua cơn nguy kịch.
Bệnh nhân họ Hồ, 36 tuổi, mắc bệnh cao huyết áp.Thường ngày, anh hay bận rộn công việc nên không hay vận động, thường ngồi một chỗ trong thời gian dài, chỉ số lipid trong máu cao hơn bình thường.
Tối hôm xảy ra sự việc, anh Hồ có cãi vã với vợ. Vợ anh vốn là một người phụ nữ mạnh mẽ nên thường có ảnh hưởng lớn tới các quyết định trong gia đình. Người vợ cũng khá nóng tính nên từ bất đồng quan điểm ban đầu về việc học hành của con cái, cả hai bắt đầu to tiếng.
Người vợ muốn cho con đi du học. Trong khi đó, các con không muốn rời xa gia đình và bạn bè. Anh Hồ cũng ủng hộ nguyện vọng riêng của con.
Trong lúc tức giận, người vợ gắt lên: "Trẻ con thì biết cái gì? Ông lớn bằng này tuổi rồi mà còn không biết cái gì tốt hơn, phải nghe chúng nó nói nữa à?!".
Anh Hồ nghe vợ nói vậy nên tức giận, đứng bật đậy, định phản bác thì cảm thấy cơn tức ngực đột ngột ập tới. Anh khó thở, khuỵu xuống. Lúc này người vợ hốt hoảng, vội gọi xe cấp cứu.
Sau khi nghe xong câu chuyện, bác sĩ đưa ra lời khuyên nhủ rằng những người có tiền sử cao huyết áp kỵ nhất là thường xuyên tức giận, nếu không cơn có thể đến rất nhanh.
Tại sao tức giận lại gây ra đột quỵ?
Hầu hết các cơn đột quỵ là do thiếu máu cục bộ, cục máu đông làm tắc nghẽn việc cung cấp máu giàu oxy lên não. Theo một nghiên cứu trên Tạp chí Neurology của Học viện Thần kinh học Hoa Kỳ, sự tức giận và những cảm xúc tiêu cực có thể dẫn đến thiếu máu cục bộ.
Quá trình đông máu và chức năng của các tế bào lót trong mạch máu có thể bị thay đổi khi chịu tác động của những đợt căng thẳng thần kinh trong thời gian ngắn. Việc thay đổi cảm xúc đột ngột có thể ảnh hưởng tới tuần hoàn máu hoặc phản ứng quá mức của hệ thần kinh giao cảm - cơ quan điều chỉnh các chức năng của cơ thể, bao gồm nhịp tim, huyết áp.
Khi đó, các cơn đột quỵ, nhồi máu cơ tim có nguy cơ gia năng nếu cảm xúc thay đổi đột ngột.
4 thời khắc sinh tử trong cuộc đời, cần đặc biệt chú ý
Quá trình tức giận hoặc quá phấn khích
Huyết áp có thể dao động do tức giận và phấn khích quá mức. Đây là 2 kiểu cảm xúc nguy hiểm nhất. Nó khiến tim đập nhanh, huyết áp tăng và dễ gây ra hiện tượng co thắt mạch.
Đứng dậy sau khi ngồi hoặc nằm lâu
Dù bạn làm gì, đang chơi hay làm việc, khi đứng dậy nên vươn vai, hít thở sâu, vận động cơ và xương, thay vì đột ngột đứng lên. Sau khi ngồi một thời gian dài, nếu đứng lên ngay lập tức, tuần hoàn máu sẽ bị thay đổi, ảnh hưởng đến huyết áp.
Sau một giấc ngủ, bạn cũng không nên bật dậy tức khắc vì nó sẽ khiến cơ thể không thích ứng kịp thời, máu lưu thông chậm dẫn tới máu không kịp cung cấp lên não và gây hoa mắt, chóng mặt. Người cao tuổi dễ mắc các bệnh huyết áp, tim mạch, mạch máu não càng phải tránh ngồi dậy hoặc đứng lên ngay khi vừa tỉnh giấc. Nên dành vài phút để cơ thể "khởi động", có thể thực hiện vài động tác co duỗi tay chân, massage mặt... trước khi ngồi dậy.
Thời gian làm việc kéo dài
Những người nghiện công việc là nhóm có nguy cơ cao nhồi máu cơ tim và đột tử. Một giây trước khi bệnh khởi phát, họ có thể hăng say làm việc quên cả thời gian nhưng sau đó thì không thể tỉnh lại được nữa.
Đối với những người này, làm việc chăm chỉ khiến họ cảm thấy hài lòng nhưng trái tim lại quá mệt, nhịp tim tăng lên, huyết áp tăng, tiết hormone mạnh, dễ hình thành cục máu đông và gây ra đột quỵ.
1 giờ sáng
Y học cổ truyền Trung Hoa cho rằng khoảng 1 giờ sáng là lúc dương khí của con người suy yếu, cơ thể dễ gặp nguy hiểm. Còn theo y học hiện đại, lúc này huyết áp của con người giảm, máu lưu thông chậm. Nếu ăn tối quá no có thể khiến lipid trong máu tăng cao bất thương, làm tăng nguy cơ bị nghẽn mạch máu, cực kỳ nguy hiểm.