Liên quan tới vụ ngộ độc tập thể tại Trường iSchool Nha Trang, theo thông báo khẩn của Sở Y tế Khánh Hòa, kết quả phân lập nguyên nhân ban đầu từ nuôi cấy mẫu bệnh phẩm của các bệnh viện cho thấy tác nhân gây bệnh là Salmonella group, nhạy cảm với phần lớn kháng sinh.
Hiện các bệnh viện đang điều trị 211 ca và ghi nhận một ca tử vong. Do phần lớn bệnh nhân đã được điều trị ổn định và cho xuất viện nên không ghi nhận tình trạng bệnh nhân quá tải tại các cơ sở y tế trong quá trình đoàn đi kiểm tra.
Theo PGS Nguyễn Duy Thịnh – nguyên Giảng viên Viện Công nghệ thực phẩm Đại học Bách Khoa Hà Nội, vi khuẩn Salmonella là một vi khuẩn sinh sôi và phát tán lan rộng trong thực phẩm chủ yếu ở khâu bảo quản.
Salmonella là vi khuẩn nguy hiểm nhất trong các vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm vì nó sinh ra ngoại độc tố. Ngoại độc tố này không bị phân huỷ ở nhiệt độ cao. Vì vậy, khi nấu ăn dù thức ăn chín thì người ăn vẫn có nguy cơ ngộ độc do ngoại độc tố từ Salmonella tiết ra - PGS Thịnh cho hay.
Vi khuẩn này ưa các môi trường thực phẩm giàu protein như trong thịt lợn, thịt bò, thịt gia cầm, sữa, lòng đỏ trứng còn sống hoặc bị ô nhiễm. Ngoài ra, vi khuẩn có thể lây lan qua dao, bề mặt cắt hoặc dụng cụ xử lý thực phẩm bị nhiễm.
Theo PGS Thịnh, vi khuẩn Salmonella từng gây ngộ độc khiến cả nghìn người châu Âu tử vong. Vì vậy, người châu Âu đã sử dụng nitrat cho vào thực phẩm để loại trừ vi khuẩn Salmonella.
Trong các bếp ăn tập thể, PGS Thịnh cho biết nguy cơ cao nhiễm vi khuẩn Salmonella. Nếu thực phẩm mua về nhiễm vi khuẩn và bảo quản chung thì vi khuẩn sẽ nhanh chóng lây lan sang cả khối thịt, tảng thịt.
Khác với ecoli vi khuẩn Salmonella thường lây lan, phát sinh trong quá trình bảo quản. Nhiều nơi có thói quen mua thịt về và chủ quan chỉ để ở môi trường lạnh như ngăn mát tủ lạnh hoặc môi trường nhiệt độ bình thường thì vi khuẩn Salmonella nhiễm vào và sinh sôi phát triển rất nhanh.
Vì vậy, PGS Thịnh cho rằng thực phẩm giàu protein cần bảo quản đúng cách, bảo quản ở ngăn đông tủ lạnh ở nhiệt độ âm sâu càng tốt để tránh sự lây nhiễm của Salmonella.
Khi nhiễm khuẩn Salmonella, người bệnh thường sốt, đau quặn bụng và tiêu chảy trong vòng 12 - 72 giờ sau khi ăn thực phẩm bị nhiễm khuẩn.
Theo PGS Thịnh, vi khuẩn Salmonella từng gây ngộ độc khiến cả nghìn người châu Âu tử vong. Vì vậy, người châu Âu đã sử dụng nitrat cho vào thực phẩm để loại trừ vi khuẩn Salmonella.
Trong các bếp ăn tập thể, PGS Thịnh cho biết nguy cơ cao nhiễm vi khuẩn Salmonella. Nếu thực phẩm mua về nhiễm vi khuẩn và bảo quản chung thì vi khuẩn sẽ nhanh chóng lây lan sang cả khối thịt, tảng thịt.
Khác với ecoli vi khuẩn Salmonella thường lây lan, phát sinh trong quá trình bảo quản. Nhiều nơi có thói quen mua thịt về và chủ quan chỉ để ở môi trường lạnh như ngăn mát tủ lạnh hoặc môi trường nhiệt độ bình thường thì vi khuẩn Salmonella nhiễm vào và sinh sôi phát triển rất nhanh.
Vì vậy, PGS Thịnh cho rằng thực phẩm giàu protein cần bảo quản đúng cách, bảo quản ở ngăn đông tủ lạnh ở nhiệt độ âm sâu càng tốt để tránh sự lây nhiễm của Salmonella.
Khi nhiễm khuẩn Salmonella, người bệnh thường sốt, đau quặn bụng và tiêu chảy trong vòng 12 - 72 giờ sau khi ăn thực phẩm bị nhiễm khuẩn.
Theo PGS Thịnh khi thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn salmonella thường không có hình dạng, mùi hoặc vị hư hỏng nên rất khó để nhận biết bằng mắt thường.
Một số vi khuẩn có thể gây ra mùi hôi hay nhớt cho thực phẩm thì người tiêu dùng còn phân biệt được để tránh nhưng với thực phẩm nhiễm salmonella thì không thể phát hiện được.
Để phòng nhiễm độc thức ăn do vi khuẩn salmonella, khi giết mổ súc vật, tuyệt đối không để phân, lông dây vào thịt và các phủ tạng khác. Nội tạng động vật phải làm kỹ, rửa sạch, không để lẫn với thịt, phải luộc kỹ và ăn ngay, không nên để dành. Không ăn tiết canh, thịt tái...
Thức ăn dự trữ hoặc còn thừa phải được nấu lại trước khi ăn. Các thực phẩm chế biến sẵn như các món món nguội như thịt đông, patê, giò, chả... cần hết sức lưu ý.
Nếu sản phẩm này được chế biến từ thực phẩm nhiễm salmonella khi nấu chín, thanh trùng vẫn có thể bị ngộ độc vì vi khuẩn salmonella chết nhưng độc tố của nó vẫn còn.
Các thực phẩm này lại rất dễ bị nhiễm khuẩn. Nên cất giữ thực phẩm trong tủ lạnh đúng cách, không để quá lâu. Khi nấu ăn nên vệ sinh tay sạch sẽ, sử dụng dao thớt sạch tránh lây nhiễm vi khuẩn trong lúc nấu ăn.
Theo báo cáo ngày 21/11 của UBND tỉnh Khánh Hòa liên quan vụ ngộ độc này, tính đến 11h trưa các bệnh viện đã tiếp nhận tổng số 648 trẻ, trong đó có 261 trẻ đã ổn định và được cho về theo dõi ngay sau đó.
Trong số 387 trẻ nhập viện điều trị, có 176 cháu đã được xuất viện, hiện còn 211 cháu đang điều trị. Trong đó có 85 cháu điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh, còn lại tại các cơ sở y tế khác.