Phụ Nữ Sức Khỏe

Nhiễm vi khuẩn kháng thuốc, bệnh nhân nguy kịch, điều trị dài, chi phí tốn kém

Nhiều bệnh nhân nhiễm vi khuẩn đa kháng thuốc đã phải trải qua nhiều bệnh viện, điều trị dài ngày, suýt nguy hiểm đến tính mạng.

Tin từ Bệnh viện Bãi Cháy (tỉnh Quảng Ninh) cho biết, khoa Hồi sức tích cực và chống độc đã tiếp nhận chăm sóc, điều trị tích cực cho nhiều bệnh nhân nặng nhiễm vi khuẩn đa kháng thuốc.

Nằm viện lâu ngày vì vi khuẩn kháng thuốc
Bệnh nhân là L.T.Q (66 tuổi, trú tại thị xã Đông Triều, Quảng Ninh) chuyển từ bệnh viện tuyến trên về Bệnh viện Bãi Cháy với tình trạng bệnh lý nặng nề liệt tứ chi, đã phẫu thuật giải áp và cố định cột sống, thở máy qua nội khí quản, tăng tiết đờm rãi nhiều.

Kết quả nuôi cấy đờm phát hiện vi khuẩn kháng thuốc là Acinetobacter baumannii.

Bệnh nhân có vi khuẩn đa kháng thuốc điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực chống độc, Bệnh viện Bãi Cháy. Ảnh BVCC

Bệnh nhân được điều trị bằng các biện pháp can thiệp đặc biệt như thở máy, cách ly, chăm sóc toàn diện, sử dụng kháng sinh liều cao theo phác đồ. Sau 3 tuần tình trạng bệnh lý cải thiện, được rút ống nội khí quản thở máy.

Trường hợp khác là bệnh nhân H.T.L (68 tuổi, trú tại Đầm Hà, Quảng Ninh) bị sốc nhiễm khuẩn, viêm phổi nặng, tràn khí màng phổi, nấm máu, nhiễm trùng bàn chân trên nền đái tháo đường, tăng huyết áp. Kết quả nuôi cấy vi khuẩn kháng thuốc là Pseudomonas aeruginosa.

Các bác sĩ đã điều trị lọc máu liên tục, kháng sinh, bù điện giải, an thần, thở máy, sử dụng thuốc vận mạch, mở màng phổi…

Bác sĩ Lê Tiến Dũng, Khoa Hồi sức tích cực và chống độc, Bệnh viện Bãi Cháy cho biết, khoa thường xuyên tiếp nhận điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch từ các bệnh viện tuyến trên và tuyến dưới trong đó có không ít bệnh nhân kháng kháng sinh.
Cụ thể, mỗi năm có khoảng 5-10% bệnh nhân có vi khuẩn đa kháng thuốc.

Nhiễm vi khuẩn kháng thuốc nguy cơ tử vong cao
Theo bác sĩ Dũng, vi khuẩn đa kháng thường xuất hiện trên các bệnh nhân nằm thở máy kéo dài, có bệnh lý nền như đái tháo đường, mất máu, nằm lâu một chỗ có loét tì đè, nhiễm khuẩn ngoài da, mô mềm…
Do đó đa phần bệnh nhân đều có nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện rất cao, một số bệnh nhân từ tuyến khác chuyển tới kháng tất cả các loại kháng sinh khiến việc điều trị khó khăn, nguy cơ tử vong cao. Bệnh nhân càng cần nhiều can thiệp y tế càng có nguy cơ nhiễm khuẩn.

Kháng thuốc kháng sinh dẫn đến quá trình điều trị dài ngày, gây gánh nặng chi phí điều trị cho bệnh nhân (Bệnh nhân đa kháng thuốc điều trị tại Bệnh viện Bãi Cháy. Ảnh BVCC)

Vì vậy, quá trình điều trị cần đội ngũ y tế chăm sóc chuyên sâu từ hút đờm, vệ sinh canuyn mở khí quản, catheter tĩnh mạch….

Bác sĩ Dũng khẳng định, kháng thuốc làm cho các lần điều trị sau trở nên kém hiệu quả hoặc không hiệu quả, kéo dài thời gian nằm viện, tốn kém chi phí điều trị và nguy cơ tử vong cho bệnh nhân.

"Điều tồi tệ nhất khi bệnh nhân bị vi khuẩn đa kháng thuốc xâm nhập dẫn đến việc điều trị thuốc kháng sinh không còn tác dụng, nguy cơ tử vong cao vì suy đa tạng, suy hô hấp, nhiễm trùng huyết… ", bác sĩ Dũng chia sẻ.
Để phòng ngừa kháng thuốc kháng sinh, bác sĩ Dũng khuyến cáo người dân:
- Không tự ý ra quầy mua thuốc kháng sinh hoặc xin kê đơn thuốc để mua mà không đi khám;

- Khi dùng thuốc kháng sinh theo đơn kê của bác sĩ cần uống đủ liều lượng và thời gian theo chỉ định;

- Khi thấy bệnh khỏi triệu chứng cũng không được ngừng thuốc quá sớm hoặc tự ý mua thêm thuốc uống khi có dấu hiệu bất thường;

- Không tự ý rắc thuốc kháng sinh lên các vết thương hở, lở loét…

Theo Diệu Linh/Dân Việt

Tin liên quan

Vì sao uống nhiều rượu gây tiểu không tự chủ?

Uống nhiều rượu khiến cơ thể ức chế một hormone chống lợi tiểu, kích thích bàng quang, gây tiểu không...

Nguyên nhân trẻ dậy thì muộn

Trẻ không dung nạp đủ chất dinh dưỡng, bất thường về nhiễm sắc thể, gặp vấn đề về tuyến yên,...

Ca tử vong do sốt xuất huyết tăng cao, TP HCM lập ba tầng điều trị

Ngày 4/10, Sở Y tế phân chia các bệnh viện thành ba tầng điều trị sốt xuất huyết, nhằm hạn...

Bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ xét nghiệm đã âm tính

Người phụ nữ 35 tuổi mắc đậu mùa khỉ đã hết sốt, các bóng nước tróc vẩy và lên da...

Phân biệt bệnh đậu mùa khỉ và thủy đậu

Theo bác sĩ Vũ Thị Phương Thảo, bệnh đậu mùa khỉ và bệnh thủy đậu có thể có chung một...

Ca đậu mùa khỉ đầu tiên ở Việt Nam hiện ra sao?

Sau 12 ngày điều trị, bệnh nhân đậu mùa khỉ đã hết sốt, các bóng nước ở mặt, tay,...

Giải đáp những thắc mắc về bệnh đậu mùa khỉ đối với thai kỳ

Bệnh đậu mùa khỉ có nguy cơ lây nhiễm cao với phụ nữ mang thai, người suy giảm miễn...

Tin mới nhất

Phụ nữ ngực to có nội tiết tốt hơn? Bác sĩ tiết lộ đây mới là thứ dễ khiến "cặp...

1 ngày trước

Bật mí 5 dấu hiệu cho thấy làn da đang lão hóa tốt

1 ngày 19 giờ trước

Phương Mỹ Chi khóc nghẹn kể về tuổi thơ nghèo khó, từ khi nổi tiếng đã không cho cha mẹ...

1 ngày 19 giờ trước

Những thói quen tốt cho tim cần kết hợp với thói quen tập thể dục hàng ngày mà ai cũng...

1 ngày 19 giờ trước

Hãng dược AstraZeneca lần đầu thừa nhận vắc xin COVID-19 gây đông máu, kèm theo hội chứng nguy hiểm khác

1 ngày 19 giờ trước

Giữ dáng tại nơi làm việc: 3 lời khuyên của chuyên gia để tránh tăng cân khi làm việc tại...

2 ngày trước

Hè nắng đổ lửa, không còn sợ lớp trang điểm ‘nhòe nhoẹt’ vì làn da nhiều dầu nhờ bí quyết...

2 ngày 13 giờ trước

Bí quyết 'đẹp bất chấp' mùa nắng với các tips siêu đơn giản

2 ngày 13 giờ trước

Phát hiện thủ phạm tiềm năng mới của bệnh Alzheimer

2 ngày 20 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình