Hầm canh quá kỹ
Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết nếu bạn ninh các thực phẩm giàu protein như cá, thịt gà, thịt bò trong 6 tiếng đồng hồ, dù món canh trông rất ngon nhưng hàm lượng protein bị giảm đi đáng kể. Bởi khi nấu ở nhiệt độ cao các hàm lượng dinh dưỡng bị tiêu hủy đang kể.
Chính vì vậy, khi nấu canh bạn không nên hầm quá kỹ khiến cho chất dinh dưỡng của thịt cũng không hoàn toàn được tiết ra nước canh. Bạn nên nấu canh ở nhiệt độ và thời gian phù hợp sẽ giúp cho món canh của bạn thơm ngon hoàn hảo hơn.
Cả gia đình ăn chung một bát nước canh - lan truyền vi khuẩn HP
Vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) được xem là nguyên nhân chính gây viêm, loét dạ dày- tá tràng. Bình thường thì vi khuẩn HP không gây hại nhưng đối với những người bị viêm loét dạ dày thì vi khuẩn HP có thể gây ra tình trạng loét nặng hơn, lâu ngày có thể tiến triển thành ung thư dạ dày.
Đáng nói, vi khuẩn HP rất dễ lây lan. Ngoài niêm mạc dạ dày, vi khuẩn HP còn tồn tại trong nước bọt, mảng bám trên răng và khoang miệng của người bệnh. Vì thế thói quen chấm chung bát nước mắm, ăn chung bát canh (nhúng đũa ăn của mình vào bát canh) hoàn toàn có thể khiến cả gia đình nhiễm vi khuẩn của nhau.
Ăn canh quá nóng
Một tô canh nóng hổi luôn là điều hấp dẫn đối với không ít người. Song, nếu bạn ăn ngay lúc chúng đang còn nóng thì thực quản sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Bởi bộ phận này chỉ có thể chịu được độ nóng trung bình tầm 50 - 60 độ C.
Nếu bất kỳ thực phẩm nào vượt quá giới hạn này thì niêm mạc dạ dày, thực quản có nguy cơ bị tổn thương rất cao. Thậm chí, theo WHO – Tổ chức Y tế thế giới, thói quen ăn đồ quá nóng còn dễ gây ra ung thư thực quản, ung thư khoang miệng, vòm họng,... cực kỳ nguy hiểm cho cơ thể.