Phụ Nữ Sức Khỏe

Tử vong vì vết cắn bé xíu của cún cưng, chuyên gia truyền nhiễm chỉ cách phòng bệnh dại

Thạc sĩ, bác sĩ Ngô Đức Hùng – Trung tâm A9, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội chia sẻ về ca bệnh dại ở nữ bác sĩ thú ý trẻ.

Bác sĩ Hùng cho biết bệnh nhân được bạn trai đưa vào cấp cứu trong tình trạng cáu gắt, la hét, sợ nước. Khi khám lâm sàng cho bệnh nhân bác sĩ khuyên nên đi khám tâm thần. Khi xem các các kết xét nghiệm bác sĩ cũng “dựng tóc gáy” vì nghi ngờ bệnh dại. 

Nữ bệnh nhân này còn rất trẻ, cô là bác sĩ thú y. Hơn 1 tháng trước cô có chữa cho một con chó bị viêm phổi và bị chó cắn vào ngón tay. Vì nghĩ chó cắn nhẹ nên bệnh nhân chỉ làm sát khuẩn vết thương, không tiêm phòng dại.

Bác sĩ ghi bệnh án nghi ngờ theo dõi dại. Vài ngày sau, nữ bệnh nhân tử vong, lúc này kết quả của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cũng cho biết bệnh nhân bị bệnh dại. 
 
Theo bác sĩ Hùng, có rất nhiều ca bệnh dại phát bệnh đều do tâm lý chủ quan. Nhiều người nghĩ rằng thú cưng hay ở thành phố thì không có bệnh dại nhưng thực chất bệnh dại ở đâu cũng có nguy cơ.

Vì vậy, khi bị chó mèo cắn hãy tiêm phòng vắc xin dại vì đây là cách duy nhất cứu bạn trước nguy cơ bị bệnh dại. So với các bệnh lý truyền nhiễm khác, bệnh dại đã phát bệnh thì bệnh nhân đều tử vong, không thể cứu được.

Bệnh nhân đều tỉnh táo tới lúc chết. Bác sĩ Hùng cho rằng chúng ta không nên đồn thổi vắc xin dại nguy hiểm, nhiều tác dụng phụ khiến mọi người sợ hãi không dám tiêm vắc xin dẫn tới bị bệnh dại.

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh – Phó Chủ tịch Liên chi Hội truyền nhiễm, TP.HCM, bệnh dại là bệnh có nguồn lây rõ ràng đó là do chó hay mèo cắn. Khác với bệnh lý khác, bệnh dại hoàn toàn dự phòng được đó là làm sao để không bị chó mèo cắn và phải phòng bệnh sau khi bị chó mèo cắn. Trong 9 tháng qua, thống kê có tới 40 người tử vong do bệnh dại. 

Ảnh minh hoạ. 

Khi bị chó cắn bệnh nhân có thể bị ủ bệnh từ 9 ngày tới vài năm. Thời gian ủ bệnh tuỳ thuộc vào vị trí con chó cắn, vị trí đường đi của virus dại tấn công lên cơ quan thần kinh trung ương.

Người phát dại sớm nhất khoảng 9 ngày, dài nhất vài năm. Bác sĩ Khanh đã từng gặp có những bệnh nhân dại phát bệnh sau 2, 3 năm, lúc đó bệnh nhân hoàn toàn quên mình đã từng bị chó cắn.

Cho tới nay, bác sĩ Khanh cho rằng, bệnh dại chưa có cách điều trị hiệu quả. Virus dại khi có biểu hiện triệu chứng thì nó đã tấn công cơ quan thần kinh, ngăn chặn hoạt động của hệ thần kinh xuống cơ thể, người bệnh tắc thở và tử vong. 

Khi bị chó mèo cắn tuyệt đối không đi đắp lá hay đi thầy lang mà phải tiêm vắc xin. Các biện pháp đắp lá, chữa mẹo không có tác dụng “lấy virus dại” ra.

Sau khi bị chó mèo cắn cũng không thể làm xét nghiệm 'tìm' virus dại. Bệnh dại chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng và theo dõi con chó, mèo đó.

Bác sĩ Khanh cho biết, khi bị chó hay mèo cắn, cào, đầu tiên bạn cần rửa sạch vết thương, bôi thuốc sát trùng, có thể khâu sát thương da. Đánh giá xem vết cắn, vết cào có khả năng nước bọt của động vật xâm nhập hay không để tiêm vắc xin dại.

Người dân phải hiểu tính chất - chỉ có động vật bị bệnh dại và trong nước miếng của nó có virus dại, và con vật đó sẽ chết sau 10 ngày nên khi đó bạn cần theo dõi con chó, mèo và tiêm ngừa.

Khác với vắc xin khác, vắc xin dại được coi là vắc xin điều trị. Khi tiêm vắc xin đúng sẽ không có nguy cơ mắc bệnh dại. Bác sĩ tiêm sẽ tuỳ vị trí vết cắn để đánh giá xem có cần tiêm huyết thanh dại để bao vây virus lại hay không.  

Tiêm ngừa vắc xin và theo dõi con chó nếu sau 10 ngày không chết thì người bị cắn cũng không phải tiêm mũi 4, mũi 5.

Người dân có tâm lý sợ vắc xin dại vì tác dụng phụ ảnh hưởng tới thần kinh, bác sĩ Khanh cho rằng, với công nghệ hiện nay vắc xin dại rất an toàn. Vì vậy, khi bị chó, mèo cắn bạn nên cần tiêm đủ mũi cho an toàn. Vắc xin này tiêm được cả cho phụ nữ mang thai và cho con bú. 

Theo Khánh Chi/Infonet

Tin liên quan

Cháo rất tốt cho sức khỏe, cải thiện dạ dày nhưng tuyệt đối không được ăn theo cách này

Đối với một số nhóm người nhất định, uống cháo mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe,...

Thanh niên 22 tuổi bị nhồi máu cơ tim, đừng bỏ qua 4 dấu hiệu báo động này ở tay...

Làm sao một người trẻ đang khoẻ mạnh lại đột ngột bị nhồi máu cơ tim, nhồi máu não? Điều...

Lá lốt và công dụng thần kỳ: Ngâm tay, chân mỗi ngày đánh bay nhiều bệnh nguy hiểm, cơ thể...

Lá lốt không chỉ được biết đến là một loại rau thơm dùng trong các bữa ăn mà nó còn...

Tưởng bị hậu Covid-19, không ngờ là căn bệnh phổ biến của dân văn phòng

Người bệnh khó thở, đau nhức vai gáy, ngủ không sâu giấc kéo dài nhiều tháng. Qua chụp chiếu, thăm...

Nguy cơ 'siêu biến chủng' SARS-CoV-2 xuất hiện khi giao mùa

Các biến thể mới sẽ khá giống nhau, tránh miễn dịch và dễ lây lan hơn. Chúng có thể giúp...

Loại virus gây ra 600.000 ca ung thư mỗi năm, rất đông người Việt mắc phải

Số bệnh nhân nhiễm virus này đến khám tại Bệnh viện Da liễu TPHCM vào năm 2020 đã tăng 2,5...

Thường xuyên thức dậy và tỉnh táo lúc nửa đêm là dấu hiệu của 4 bệnh, cần đi khám ngay

Tất cả mọi người muốn ngủ Tất cả mọi người muốn ngủ cho đến khi bình minh để hôm sau...

Tin mới nhất

8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...

15 giờ trước

Top 5 mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng!

15 giờ trước

4 sai lầm mỗi khi gội đầu để tránh rụng tóc thường xuyên

15 giờ trước

Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?

1 ngày 5 giờ trước

Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?

1 ngày 6 giờ trước

Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...

1 ngày 6 giờ trước

7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!

1 ngày 10 giờ trước

Tránh uống rượu khi bạn đang uống các loại thuốc này

1 ngày 10 giờ trước

Vì sao nam giới nên ăn chuối?

1 ngày 10 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình